Nghệ Thuật
GN - Nhiều thế kỷ qua, thung lũng ngủ quên nằm nép mình trong dãy Himalaya - Ấn Độ được xem là vùng đất Phật giáo bí ẩn, cách biệt với thế giới bên ngoài.

Đối mặt với các điều kiện khắc nghiệt quanh năm bởi sa mạc, núi cao bao phủ, cư dân thung lũng Spiti xây dựng một cuộc sống xã hội đơn giản - gắn bó với thiên nhiên, hòa hiếu với các cộng đồng láng giềng, tránh tham lam và loại trừ tất cả sự cám dỗ cuộc sống.

Và tất cả đang bắt đầu có sự thay đổi. Kể từ khi Chính phủ Ấn Độ cho phép cư dân khu vực này cũng như du khách được tham quan thung lũng vào những năm 1990, du lịch và thương mại nơi đây có sự phát triển vượt bậc.  Và những dấu hiệu của hiện đại hóa diễn ra, gồm: cột thu năng lượng mặt trời, đường giao thông trải nhựa và các tòa nhà bằng bê-tông bắt đầu xuất hiện xung quanh các khu làng mạc nằm rải rác khắp vùng núi có độ cao 8.000m so với mặt nước biển này.

“Năm nay thực sự bận rộn hơn bao giờ hết”, Ishita Khanna, đồng sáng lập đại lý dịch vụ du lịch sinh thái Ecosphere cho biết. Theo các nhà chức trách, cho đến cuối tháng 8 vừa qua, còn thêm một tháng nữa của mùa cao điểm du lịch, đã có khoảng 847 du khách quốc tế đến với khu vực núi non hiểm trở này, trong khi đó con số này chỉ là 726 du khách cùng kỳ năm ngoái.

Đó là chưa kể đến việc cơ quan phụ trách về du lịch không thể kiểm soát được bao nhiêu người Ấn Độ đã đặt chân đến nơi này theo những con đường núi nguy hiểm, vì họ không cần phải thực hiện các thủ tục khai báo bắt buộc. Nhưng theo một nguồn tin từ cơ quan địa phương, có khoảng 70% du khách leo lên núi là người Ấn Độ.

Nhiều gia đình cư dân Himalaya, phần lớn là người Tây Tạng sinh sống tại bang Himachal Pradesh, chào đón những dòng người hăm hở đến đây với mong muốn khám phá ngọn núi hoặc đơn thuần tận hưởng bầu không khí trong lành.

“Những năm thời tiết và đường sá thuận lợi, dòng người đến với vùng này cao hơn nhiều”, Thakur, một cán bộ địa phương thông tin. “Với tình hình đó, những người dân bản địa tất nhiên phải chuyển đổi nơi ở của họ thành những địa điểm lưu trú theo dạng trải nghiệm với gia đình người địa phương dành cho du khách - homestay”.

Trên những ngọn đồi của khu Demunl, với khoảng 250 cư dân bản địa, người ta buộc phải chia thành 2 nhóm và một trong 2 nhóm đó phải di chuyển qua sống với nhóm còn lại để nhường nhà cho du khách vào mỗi dịp hè. Khoản thu nhập có được sẽ phải chia đều cho cả 2 và nhờ đó có thể giúp việc đầu tư vào trường lớp cho học sinh tốt hơn.

“Người dân có sự sắp xếp tuyệt vời và nhờ vậy mà ai cũng có thể đến lượt cung ứng các dịch vụ du lịch”, Tom Welton, một du khách người Anh tâm sự. “Họ đã tạo nên những khoản thu nhập chung và cuối năm sẽ chia đều cho tất cả những ai sống trong khu làng”.

Đối với chư Tăng theo truyền thống Mật tông đang tu tập và hành đạo trên núi, việc gia tăng du khách mang lại nhiều cơ hội để có thể “truyền giảng giáo lý đạo Phật đến với mọi người bằng nhiều cách khác nhau”, Lama Tenzin Rizzin, vị tu sĩ Phật giáo đang sống tại một tu viện trên núi, khẳng định.

Trong xu hướng hồi sinh của Phật giáo, du khách đến đây một mặt với mong muốn chinh phục nóc nhà thế giới, mặt khác để tìm về các giá trị huyền bí của đạo Phật. Nơi đây có sự hiện hữu của những tu viện Phật giáo cổ xưa, có thời gian tồn tại hàng trăm năm và là nơi ẩn tu của nhiều bậc chân tu xuất chúng.

Tuy vậy, nhiều người dân địa phương cũng lo ngại rằng, việc mở cửa đón du khách, tạo ra khá nhiều của cải sẽ dẫn đến các cuộc tranh chấp, làm mất đi nét đẹp tình người vốn có, hoặc cũng có thể gây ra những tác động xấu về mặt môi trường.

“Chúng ta không thể đi ra ngoài giới hạn. Du lịch mang tính rầm rộ sẽ không tốt cho nền văn hóa địa phương”, Tenzin Thinley, một nhân viên làm công tác hướng dẫn du lịch khẳng định trong phát biểu trước truyền thông. “Sự chân thành, mến khách, mộ đạo vẫn là các thành tố quan trọng trong nền văn hóa của người Spiti, và chúng ta không thể để giá trị này bị mất đi vì bất cứ lý do nào”.

Bảo Thiên 
(theo The Seattle Times)
Thứ bảy, 22 Tháng 10 2016 13:05

Lễ Cúng Thí Thực Theo Tinh Thần Kinh Nikaya

Theo kinh Phật dạy, các hương linh đó nếu thọ dụng được thức ăn hiến cúng đó, tương đương chúng sanh trong cảnh giới ngạ quỷ. Cho nên hương linh là ngôn ngữ nhân gian, có thể thọ nhận được sự hiến cúng phẩm vật. Kinh chép rằng: “Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy [4]. Thực chất cảnh giới chúng sanh trong loài quỷ có nhiều loại, tùy theo phước báo và nghiệp lực sai biệt, nên sanh vào trong loài quỷ cũng có nhiều loại. Thức ăn chúng ta hiến cúng, tương ưng với nghiệp lực loài đó, thì có sự thọ nhận. Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa thường nhắc đến loài quỷ có phước và oai lực, loài quỷ thiếu phước khổ đau và đói khát. Có loài quỷ thường xuất hiện trong không gian, chỉ có người có tuệ nhãn mới thấy. Điều này được ghi nhận trong Kinh Nikaya ghi rất rõ ràng, khi tôn giả Mục Kiền Liên (Maha Moggallana) trong thấy có nhiều loài quỷ quái dị mà người bình thường không thể thấy, và Đức Phật xác nhận điều ấy qua đoạn Kinh sau: “Xưa kia, này các Tỳ-kheo, Ta đã thấy chúng sanh ấy nhưng Ta không có nói. Nếu Ta có nói, các người khác cũng không tin Ta. Và những ai không tin Ta, những người ấy sẽ bị bất hạnh, đau khổ lâu dài.”[5].

Ở bài này, chỉ dựa trên cơ sở Kinh Nikaya để xác minh ý nghĩa lễ cúng thí thực vốn có nguồn gốc trong hai truyền thống Phật Giáo. Nếu không hiểu rõ ý nghĩa tích cực và phương pháp lễ cúng này và nếu áp dụng lễ cúng thí theo kiểu Tế Đàn cực đoan của Bà La Môn giáo và ngoại đạo thì chắc chắn không không có phước báo tốt đẹp. Một lễ cúng đầy đủ ý nghĩa cần có thực phẩm hiến cúng và dùng pháp ngữ khai thị hương linh, ngạ quỷ nhận thức đạo lý để xả ly chấp thủ, luyến ái và sớm được giải thoát tự tại. Vấn đề ở đây cần nhận thức rõ ràng tinh thần người hiến cúng và đối tượng được hiến cúng trong pháp thí thực một các có trí tuệ, mới có sự lợi lạc.

  1. Người Hiến Cúng

a)               Người hiến cúng bằng pháp bất thiện

Người hiến cúng thí thực bằng pháp bất thiện sẽ mắc nghiệp xấu, vì giết hại sanh linh lấy thịt cúng tế sẽ tạo ba thứ ác nghiệp từ thân, miệng và ý, chắc chắn sẽ đưa đến kết quả không như ý muốn. Điều này được ghi lại trong Kinh Tăng Chi qua Phẩm Tế Đàn, khi Đức Phật đã trả lời cho Bà La Môn Uggatasarìra. Vị Bà La Môn này ý định đốt lửa, dựng trụ tế đàn, giết hàng trăm con bò, con cừu, con heo làm thực phẩm hiến cúng để cầu mong được quả phước lớn. Đức Phật đã thẳng thắn phê phán, cho đó là hành động bất thiện chỉ đưa đến quả khổ trong đời này và đời sau, Ngài dạy như sau: “Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ba cây kiếm này, đưa đến khổ sanh, khổ dị thục”.[1] (Dựng lên ba cây kiếm là dụ cho ba nghiệp xấu ác của thân, miệng và ý, vì đã giết hại sanh linh để làm thực phẩm cúng tế một cách mù quáng). Qua đó chúng ta hiểu rằng, trong Dân Gian Việt Nam, nếu cá nhân gia đình, hay truyền thống làng và họ, với bất kỳ nghi lễ cúng tế nào mà sát sanh, hại vật đều đưa đến quả khổ chung cả người cúng tế lẫn đối tượng được cúng.

b)              Cúng thí thực bằng pháp thiện

Người hiến cúng bằng thiện pháp sẽ đưa đến phước lành, họ không sát hại sanh linh để lấy thịt hiến cúng, dùng phẩm vật thanh tịnh cúng tế. Pháp hiến cúng này thể hiện được phẩm hạnh từ bi giúp các sanh linh thoát khỏi cảnh giới đói khổ. Trong kinh Tăng Chi Đức Phật giải thích rõ cho các người Bà La Môn như sau: “Này Bà la môn, tại những tế đàn nào, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loài sinh vật khác bị giết hại. Này Bà la môn, Ta tán thán loại tế đàn không có sát sinh như vậy, tức là làm bố thí, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình. Những loại tế đàn không có sát sinh như vậy, này Bà la môn, các A la hán và những ai đi trên con đường hướng đến A la hán, có đi đến.”[2] Qua đoạn Kinh trên, nội dung khẳng định rõ ràng, cúng tế không sát hại sanh linh là có quả báo tốt đẹp, đáng được tán thán.

  1. 2. Đối tượng được cúng

a)               Sanh được làm người là khó (Ý nghĩa này mang tính chất pháp thí, trong pháp ngữ của nghi cúng mà hương linh- ngạ quỷ cần nhận biết)

Thuật ngữ Hương Linh, Vong Linh chỉ cho người thế tục qua đời. Thuật ngữ Giác Linh là chỉ cho người có giới đức và phẩm hạnh qua đời. Ở đây, các bậc thánh giả, thoát ly luân hồi chúng ta không bàn tới trong chuyện cúng thí. Theo tuệ giác của Phật thì, những hạng người không tu tập thiện pháp, người sát sanh, trộm cắp, tà hạnh và ác khẩu, khi chết không được sanh thiên giới, không được tái sanh làm người, phần đông sanh vào cảnh giới thấp như địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh vào cõi ngạ quỷ [3].  Những chúng sanh trong loài quỷ này, đa số chịu nhiều sự đói khát và có hình thù quái lạ, phần nhiều cầu mong sự cúng thí thực phẩm của người đời.  Phẩm vật hiến cúng và đối tượng  thọ nhận phải có sự tương ưng. Trong văn hóa cúng bái nhân gian Việt Nam, mỗi khi cúng, người ta thiết hai bàn, bàn thượng và bàn hạ. Bàn thượng cúng hương hoa, bông trái và nước trong thanh khiết dành cúng cho chư thiên và các chúng sanh ở cảnh giới cao, gọi là bàn Thiên. Bàn hạ là cúng thức ăn thông thường như người đang sống thường dùng, như cơm, cháo, bánh trái để cúng cho các hương linh, gọi là bàn hương linh.Trong nghi thức chẩn tế và siêu độ thì đàn tràng được thiết lập theo triết lý Mật Tông. Người cúng thỉnh sư đọc tụng chân ngôn, cầu sự gia trì của Phật và Bồ tát, giúp cho chúng hương linh (ngạ quỷ) được thọ dụng no đủ và thoát khổ.

b)              Sự hiến cúng thực phẩm, vì sao cần khai thị hương linh trong lễ cúng

Theo kinh Phật dạy, các hương  linh đó nếu thọ dụng được thức ăn hiến cúng đó, tương đương chúng sanh trong cảnh giới ngạ quỷ. Cho nên hương linh là ngôn ngữ nhân gian, có thể thọ nhận được sự hiến cúng phẩm vật. Kinh chép rằng: “Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy [4]. Thực chất cảnh giới chúng sanh trong loài quỷ có nhiều loại, tùy theo phước báo và nghiệp lực sai biệt, nên sanh vào trong loài quỷ cũng có nhiều loại. Thức ăn chúng ta hiến cúng, tương ưng với nghiệp lực loài đó, thì có sự thọ nhận. Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa thường nhắc đến loài quỷ có phước và oai lực, loài quỷ thiếu phước khổ đau và đói khát. Có loài quỷ thường xuất hiện trong không gian, chỉ có người có tuệ nhãn mới thấy. Điều này được ghi nhận trong Kinh Nikaya ghi rất rõ ràng, khi tôn giả Mục Kiền Liên (Maha Moggallana) trong thấy có nhiều loài quỷ quái dị mà người bình thường không thể thấy, và Đức Phật xác nhận điều ấy qua đoạn Kinh sau: “Xưa kia, này các Tỳ-kheo, Ta đã thấy chúng sanh ấy nhưng Ta không có nói. Nếu Ta có nói, các người khác cũng không tin Ta. Và những ai không tin Ta, những người ấy sẽ bị bất hạnh, đau khổ lâu dài.”[5].

Có những người qua đời tái sanh trong loài quỹ vẫn còn lưu luyến người thân. Một chi tiết trong Kinh Tăng Chi thuật về cuộc đối thoại của nữ cư sĩ Velukantakì và tôn giả Sàriputta chứng minh điều đó. Kinh chép như sau: “Ở đây, thưa Tôn giả, người chồng của con, khi mạng chung, sanh vào loại Dạ-xoa, và vị ấy hiện lên trước mặt con, với một tự ngã như lúc trước. Nhưng thưa Tôn giả, con rõ biết, không vì nhân duyên ấy, tâm của con có đổi khác.[6] Như vậy, dù qua kiếp khác, nhưng ấn tượng về những gì trong đời trước vẫn còn, nên các loài quỷ còn bám víu người thân và hoàn cảnh sống quá khứ. Cho nên, ngoài phẩm vật cúng thí, còn dùng giáo nghĩa Phật dạy, khai thị cho hương linh, ngạ quỷ nhận thức để xả ly sự chấp thủ các yếu tố tham ái để được giải thoát là điều cần thiết.

  1. Kết luận

Phật giáo không phải thiết lập mục đích sự chứng ngộ thông qua nghi lễ cúng tế. Nhưng thực hiện nghi thức cúng thí thực cho người đã khuất bằng phẩm vật thanh tịnh, không giết hại sanh linh làm phẩm vật cúng tế là được Đức Phật tán thán. Pháp thí thực như vậy không phải xuất phát từ tính ngưỡng ngoại đạo mà có. Vì thông qua pháp ngữ trong lễ cúng, chư hương linh-ngạ quỷ nhận chân được chân lý Phật dạy.

Chúng ta nên xem những chúng sanh bị đọa lạc trong cảnh giới khổ đau, có thể họ đã từng là cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc của chúng ta nhiều đời kiếp, họ đáng được báo ân và và thọ nhận sự bố thí cúng dường. Đó là việc làm thiết thực và có quả phước lành đáng được tôn trọng.

Trong cuộc sống hiện đại, con người chạy theo những giá trị vật chất, dễ dàng quên đi cái ân nghĩa đối người thân thuộc đã qua đời. Thực hiện bố thí trong đó có Pháp Thí luôn nuôi dưỡng và khơi dậy tinh thần cứu khổ và ban vui của đạo Phật đối với chúng sanh ngay trong đời này và các đời sau./.



[1] Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Chương VII - Bảy Pháp, Phẩm Tế Đàn

[2] ĐTKVN,Tăng Chi BộI, chương 4, phẩm Bánh xe, phần Ujjaya, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.629

[3] Kinh Tương ưng bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2015, tr.830.

[4] Kinh Tăng chi bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2015, tr.720.

[5] Kinh Tương ưng bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2015, tr.599-606

[6] Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Phẩm Tế Đàn, Phần: Mẹ Của Nanda

Thứ bảy, 22 Tháng 10 2016 12:59

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Ý NGHĨA BỔN MÔN PHÁP HOA (phần 1) Đức Phật giảng nói pháp nhiều vô số, thường được tiêu biểu bằng con số tám mươi bốn ngàn pháp môn tu. Tuy nhiên, trước khi Niết bàn, Đức Phật lại phủ nhận tất cả, Ngài khẳng định rằng chưa từng nói một lời. Đứng trước hai lời dạy hoàn toàn trái ngược này, người tu hành phải biết tổng hợp cả hai vấn đề mà Phật đưa ra, để thấy được điều gì là chân lý và điều nào cần phủ nhận, ngõ hầu tìm được pháp thích hợp với mình, vận dụng lợi lạc trong cuộc sống.

Trên căn bản tìm pháp tương ưng để tu, nếu hành trì đúng sẽ đạt đến cứu cánh Phật quả; ngược lại, tu sai, chỉ chuốc lấy khổ đau. Đức Phật thường ví pháp như thuyền bè đưa chúng ta qua sông mê bể khổ; đừng dại dột đội thuyền mà đi. Riêng tôi, thuở nhỏ cũng phạm lỗi lầm này. Vì hết lòng thương đạo, tôi luôn luôn tâm niệm phải bảo vệ đạo pháp. Thực ra, lớp người trẻ thường có ý niệm sống chết cho đạo, để bảo vệ đạo pháp trường tồn. Tuy nhiên, về sau trưởng thành, nhờ thọ trì chánh pháp và được minh sư khai ngộ, tôi mới nhận ra ý niệm đó mặc dù tốt, nhưng hoàn toàn sai lầm. Nếu tôi mang bệnh cố chấp, chắc chắn không thể tiến tu được như ngày nay.

Thật vậy, khi chúng ta khư khư giữ ý nghĩ bảo vệ đạo pháp, ai động đến cái chúng ta muốn bảo vệ, thì tham sân nổi dậy liền. Không biết đạo pháp chúng ta bảo vệ được đến đâu, nhưng trước mắt thấy rõ chúng ta đã đi ngược lại lời Phật dạy. Từ ý niệm tốt ban đầu khởi lên, nay trở thành sân hận, bực tức, nói lời thô tục, thậm chí muốn hại người nào chống đối lại ý kiến của ta; nghĩa là chúng ta đã phát sinh ý niệm đối kháng và muốn tiêu diệt người khác ý mình. Đó chính là ác tâm đã sanh ra chỉ vì muốn bảo vệ đạo pháp. Ai có ý trái lại, chúng ta sẵn sàng ăn thua. Nếu sức yếu, chúng ta không chống nổi; nhưng có người khác hại được họ, chúng ta vô cùng sung sướng. Như vậy, chỉ tu sai một chút, nhận lầm giặc là con, khổ sẽ chồng chất thêm khổ và cửa địa ngục mở ra chào đón chúng ta. Đức Phật e ngại chúng ta rơi vô bệnh cố chấp này, cho nên Ngài phủ nhận trong kinh Văn Thù rằng suốt bốn mươi chín năm, Phật chưa nói một lời.

Ý NGHĨA BỔN MÔN PHÁP HOA (Phần 2)

Khi rời Việt Nam sang Nhật, nhờ Thiền sư khai ngộ, tôi nhận được ý niệm hoàn toàn khác hẳn trước kia; Phật bảo vệ, che chở chúng ta, không phải chúng ta bảo vệ Phật pháp. Thực sự, chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp Long thiên mới bảo vệ được đạo pháp. Chúng ta chưa thoát khỏi sự chi phối của đói khát, nóng lạnh; nói cho cùng, không tự bảo vệ nổi bản thân mình, nói chi đến khả năng bảo vệ đạo pháp. Riêng tôi, cảm thấy mình nhỏ bé trước vũ trụ bao la và trở về thực tế cuộc sống, còn biết bao quy luật chi phối, có sự liên hệ hỗ tương chằng chịt giữa ta và người, giữa ta và xã hội, giữa quốc gia này với quốc gia khác, cho đến sự hiện hữu cộng tồn giữa các loài sống chung trên trái đất này. Quả thật có vô số vấn đề tồn tại nằm ngoài tầm hiểu biết và vượt khỏi khả năng hành động của chúng ta.

Tuy nhiên, sống trong biển sanh tử không chút an toàn này, tôi vẫn cảm nhận hoàn toàn an lạc trong pháp Phật. Từ đó, một lòng lo tu hành, thẳng tiến trên con đường giải thoát mà Đức Phật vạch ra. Mỗi ngày, an trụ trong pháp Như Lai, kinh Duy Ma gọi là ăn cơm Hương Tích, tâm hồn cảm thấy thanh thản và đạo đức, trí tuệ của chúng ta lớn dần. Đến một ngày nào, dìu dắt dược người tiến tu đạo hạnh, tự biết mình đã trưởng thành trên đường đạo.

Chúng ta ý thức sâu sắc rằng pháp Phật rất nhiều và không cố định, không nên chấp chặt pháp nào, nhưng cũng không rời bỏ pháp. Cộng cả hai, để tìm được pháp tu vượt sông mê bể khổ, đến cứu cánh Niết bàn. Trách nhiệm ở chúng ta phải tự tìm. Đức Phật đưa ra ý này hay ý khác nhằm giúp chúng ta tìm được pháp tương ưng với mìn. Ngài không làm thế cho ta được.

Đầu tiên, tôi tìm trong văn tự ngữ ngôn của tám mươi bốn ngàn pháp môn tu là các phương thuốc chữa bệnh cho chúng ta. Tìm xong, tôi đưa vị thuốc Phật vào biển khổ trần lao cho tác động. Tôi nhận ra được ý Phật dạy rằng Ngài không nói lời gì và trở lại thực tế, có pháp tu riêng cho mỗi người khác nhau.

Pháp tôi hành trì là Bổn môn Pháp Hoa, chuyển hóa từ thọ trì 28 phẩm kinh Pháp Hoa và Hồng danh Pháp Hoa. Từng giai đoạn tu, tôi thấy pháp khác. Quả đúng như Phật dạy rằng không có pháp cố định nào dẫn đến Vô thượng Đẳng giác.

Tiến tu, chúng ta nhận được các pháp khác nhau, vì mỗi lần thay đổi pháp, đưa đến kết quả là nhận thức và cuộc đời của chúng ta cũng thay đổi theo, tiến từ xấu đến tốt. Trên bước đường tu, khởi đầu không ai biết đến chúng ta, lần lần tu càng lâu, đạo đức và tri thức càng thăng hoa, được người quý mến kính trọng, chứng tỏ chúng ta đã đi đúng con đường giải thoát. Ngược lại, có người mới xuất gia, tự cho mình là Thầy thiên hạ, xem ai cũng là "con” mình, để rồi hưởng hết phước, phải bị đọa.

Bổn môn Pháp Hoa được hoàn thành năm 1990, nhưng có thể những năm sau, tôi thăng tiến trên đường đạo, sẽ gặt hái những nhận thức khác cao hơn. Tuy nhiên, cũng có thể tôi đánh mất những gì tu tạo được, nếu bị tụt hậu. Lên hay xuống, tốt hay xấu, hãy để cho thời gian trả lời.

Đối với tôi, mới tu thì xem giáo lý là khuôn vàng thước ngọc không thể thay đổi. Trên đường tu, với thời gian, tri thức phát triển, nhận ra được pháp Phật và kiến thức loài người từng bước đổi khác theo thời đại. Từ đó, pháp Phật cũng có giá trị tùy người, tùy chỗ, tùy lúc, không bao giờ có tác dụng giống nhau. Nếu rời bỏ pháp Như Lai, chỉ lấy nhận thức của con người, chúng ta đã lạc đường, không còn là đệ tử Phật. Tuy nhiên, người chấp Phật pháp mà không phù hợp thực tế, cũng rớt vô bệnh giáo điều như Tổ thường quở: "Y kinh giải nghĩa, Phật oan tam thế”. Người tu lấy pháp Phật rọi vô nhận thức thế gian, để thấy rõ yêu cầu của chúng sanh, đưa ra giải pháp đúng đắn cho họ. Từng thời kỳ, vào biển khổ, tiếp xúc với chúng sanh, mới thấy được chân lý.

Ý NGHĨA BỔN MÔN PHÁP HOA (Phần 3)

Trong quá trình hành đạo, bước đầu, tôi thọ trì 28 phẩm kinh Pháp Hoa; sau đó, tôi hành trì pháp sám hối Hồng danh Pháp Hoa và đến Bổn môn Pháp Hoa. Trên đường tu học, có thể nghiệm pháp thì tri kiến thay đổi theo thời gian; nghĩa là tôi đã kết hợp Phật pháp và sự nhận thức của con người.

Riêng Tăng Ni, Phật tử, mỗi người phải có sở đắc riêng. Tôi mong quý vị làm thế nào đạt kết quả tốt. Đức Phật không muốn tôi lệ thuộc Ngài và tôi cũng không muốn quý vị bị ràng buộc vì tôi. Chỉ mong mọi người tự phát triển, làm lợi ích cho đời.

Có người nghi ngờ rằng Bổn môn Pháp Hoa kinh quá ngắn, chỉ có bảy phẩm so với bộ kinh Pháp Hoa 28 phẩm có từ trước; không biết tụng ít như vậy có phước hay không, có linh nghiệm, hay có đầy đủ ý nghĩa chăng. Trái lại, cũng có người nhận xét Bổn môn Pháp Hoa ngắn gọn, dễ tụng, không chiếm nhiều thì giờ và có thể thuộc lòng, nên ở đâu cũng suy nghĩ, đọc thầm được.

Đối với tôi, kinh Phật nhiều hay ít, khó hay dễ không quan trọng. Vấn đề chính yếu làm thế nào đạt hiệu quả trong công phu tu tập. Giá trị hiệu quả được đặt trên năm tiêu chuẩn để chúng ta tiến tu. Trước tiên, thọ trì bộ kinh nào của Phật, không riêng gì kinh Pháp Hoa, chúng ta phải cảm thấy an vui. Nương tựa bộ kinh đó, chúng ta sống bình yên. Nói rộng hơn, bước đầu tu, phải tìm chùa, nơi đó chúng ta cảm thấy tâm hồn thanh thản, sống chung với vị minh sư, nhận được giải thoát và tìm kinh nào thọ trì mà mình cảm thấy an vui. Không phải chùa nào cũng tới, Thầy nào cũng theo và kinh nào cũng thọ trì; vì căn lành của chúng ta chỉ phát được là nhờ có sự thích hợp với chùa, với pháp tu và vị đạo sư hướng dẫn.

HT.Tôn Sư Thượng TRÍ Hạ QUẢNG giảng giải.

Ngày ta chập chững lò dò tập đi, ta được học nói. Gọi mẹ, gọi cha, đòi ăn, đòi chơi,…ta đặt câu hỏi, ta giãi bày lòng mình, ta chia sẻ học thức. Nhưng rồi, cái miệng cũng bắt đầu biết buông lời nói dối, lời cay đắng, lời nóng giận để biến mỗi lời thành lưỡi dao nhọn sắc.Những thứ vào miệng không độc, những thứ từ miệng tuôn ra mới độc.

Nhà văn, tác giả tiểu thuyết Nhà Giả Kim nói: “Những thứ vào miệng không độc, những thứ từ miệng tuôn ra mới độc”. Tại sao lại như thế? Chúng ta ăn cơm lành, canh ngọt, ăn quả chín, rau xanh, tại sao những lời chúng ta nói lại có thể như thuốc độc?

Chúng ta đã học nói, phải chăng đến lúc chúng ta cũng phải học cách lặng im. Chúng ta lặng im để không làm tổn thương người khác, không gây nghi kỵ lẫn nhau; để không phàn nàn, không phán xét, không chì chiết; để không nói ra những lời giả dối, sáo rỗng; để không khiến người ta nổi giận; để không mang những tiếng xấu gieo rắc trong đời. Cuộc đời đã là bể khổ với đủ rối ren rồi, chúng ta học im lặng, đừng bới móc rác rưởi nữa để học cách ngắm hoa nở xinh tươi.

Chúng ta không cần phải cố công cố sức nói với một người rằng 4 x 4=16 nếu như người ta tin vào kết quả khác của riêng họ mà không muốn nghe. Chúng ta thắng cũng chẳng ích gì?

Trong mọi mối quan hệ, chiến thắng một cuộc tranh cãi cũng là chúng ta đã thua, thua vì có thể dẫn đến sự bất hòa giữa hai người. Đúng sai ra sao, rồi cuộc đời sẽ dạy cho họ, không sớm thì muộn họ sẽ nhận ra được bài học của mình.

Đừng cố công bảo: “Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi mà anh không chịu nghe”. Bởi vì nếu như muốn nghe, tự khắc tai họ sẽ kiếm tìm, tâm họ sẽ rộng mở.

Cuộc đời nhỏ hẹp lắm, cũng chỉ là cái vòng lẩn quẩn của nhân và quả thôi. Mà cuộc đời cũng lại dài rộng lắm, ta chưa sống hết cuộc đời, làm sao chắc chắn tuyệt đối rằng không có kết quả khác cho 4 x 4.

Tạo hóa rất công minh khi sinh ra hai mắt để nhìn cho thấu, hai tai để nghe cho nhiều, hai chân để đi cho xa, hai tay để năng làm việc giúp đời nhưng lại chỉ cho ta một cái miệng, chính là để ta nói ít đi. Chúng ta chỉ nói cho người biết lắng nghe mà thôi.

Tai con người rất lạ, nó chỉ thích vểnh lên nghe tiếng trên cao mà lờ đi âm thanh dưới thấp. Người đặt bản ngã mình cao hơn người khác sẽ chẳng thể nghe được gì, chẳng học được gì mà cứ lẩn quẩn trong u minh mãi.

Rong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là là điều không hay.

Lẽ dĩ nhiên không phải lời thị phi nào cũng dễ bỏ ngoài tai. Có những lời sỉ nhục nhân cách, tác động không chỉ tới riêng ta mà còn tạo làn sóng dư luận đến tâm lý những người quanh ta, họ có thể từ chỗ lời thị phi mà nhìn nhận không đúng về ta.

Cứ bình tĩnh. Bởi lẽ, những lời thị phi sẽ chỉ ảnh hưởng được những ai hời hợt qua loa đánh giá vấn đề từ cửa miệng; những người sâu sắc, thâm trầm, có tri thức thì biết nhìn sâu nhìn rộng và chỉ có nhận xét khi đã thẩm định kĩ càng. Thế nên, nếu ta đúng thì hãy giữ vững sự kiên định của tâm thức, bởi chẳng khó khăn gì khi ta vượt qua những lời ong tiếng ve không sự thật, căn cứ.

Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người

Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Nguồn: phunutoday.vn

Mỗi lần đến với Frankfurt Book Fair, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là kên kế hoạch thăm ngay 2 nhà xuất bản là Parallax và Wisdom. Hai nhà xuất bản này ở Mỹ nhưng chuyên xuất bản sách Phật giáo và họ rất yêu quý Thái Hà Books nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm nay họ nằm ở hall 6, tầng 2 và dãy A 46. Tôi vui quá! Vui trong mỗi bước chân chính niệm

Tôi đến nơi và thấy lãnh đạo nhà xuất bản Wisdom đang tiếp khách. Các đối tác khắp thế giới đang tiếp tục đến để mua bản quyền sách Phật giáo để xuất bản ra các thứ tiếng khác nhau. Nhìn ai cũng tươi, cũng vui, tôi biết ngay rằng tinh thần Phật giáo đã ngấm vào họ, những người hết mình cho xuất bản sách. Cứ thấy mỗi cuộc gặp thế này tôi lại hiểu rằng sách Phật giáo tiếng Anh chuẩn bị có thêm 1 thứ tiếng nữa xuất bản. Tôi vui lắm!

Tranh thủ tôi chạy ào sang Parallax. Vừa nhìn thấy tôi, chị Heather Harrison đã lao ra chào đón niềm nở. Chị khoe ngay rằng trước khi khai mạc Hội sách Frankfurt, cuốn sách mới nhất của thiền sư Việt Nam nổi tiếng đã được xuất bản bằng tiếng Anh “At home in the world”. Chị say sưa nói về cuốn sách này và tình yêu thương dành cho tác giả. Tôi nghe như nuốt lấy từng lời. Rồi tôi thầm nghĩ, có khi nhiều người Việt Nam còn chưa hiểu về thầy Nhất Hạnh như những người phương Tây, có khi chưa thực tập tốt như họ. Thật thấy ấm lòng.
Tôi nhìn lên giá sách và thấy rất nhiều sách của thầy Nhất Hạnh. Bộ sách 5 cuốn “How to eat”, “How to love”, “How to relax”, “How to sit”, và “How to walk” mà sư cô Chân Không liên tục nhắc tôi và Thái Hà Books phải xuất bản ngay được bày trang trọng trên kệ sách. Tôi mong sao cả thế giới được đọc bộ sách này. Tôi mong cả trăm thứ tiếng có bản dịch cuốn sachs này. Tôi cũng chưa biết khi nào Thái Hà Books đủ duyên để xuất bản bộ sách ra tiếng Việt. Thật thấy có lỗi với sư cô Chân Không, với Thầy Nhất hạnh, với các quý thầy và quý các sư cô. Nhưng trong lòng thấy thật nhẹ nhàng và thư giãn.
Tôi quay về khu vực International Program. Mỗi năm Hội sách Frankfurt và Bộ Ngoại giao Đức chọn ra 24 Giám đốc của 24 công ty sách đến từ 24 quốc gia làm khách mời trong 10 ngày. May thay, năm nay Việt Nam xuất hiện trong danh sách này. May thay tôi và Thái Hà Books nhận vinh dự này. Tôi tìm đến vơi anh bạn Bifdur Dangol – Giám đốc Vaija Books, thay mặt cho Nepal, quốc gia có vườn Lâm Tỳ Ni nơi đức Phật sinh ra. Tôi thấy vui nhẹ nhàng!
Anh Bifdur Dangol vui vẻ tiếp tôi và cho biết nhà xuất bản của anh in 15 đến 20 sách Phật giáo mỗi năm. Tại Vaija Books, hơn 50% sách là Phật giáo. Biết Thái Hà Books cũng chú tâm làm sách Phật giáo và chúng tôi là 2 trong 24 Giám đốc công ty sách của 24 nước chuyên tâm sách Phật giáo, anh mừng lắm. Chúng tôi như thân nhau từ kiếp trước. Lành thay!
Anh Bifdur Dangol mang khoe cho tôi các cuốn sách “Buddha heart parenting”, “Riding a huge wave of Karma”, “Great perfection”, “Resonance of life”, “Maya yoga”, “From Goddess to mortal”. Khá nhiều và có vẻ ấn tượng. Tôi ngồi đọc một số trang và thấy có thể mang về Việt Nam cho bạn đọc nước nhà cùng thưởng thức. Hay thật!
Khi hỏi về tỷ lệ phật tử tại Nepal, anh Bifdur Dangol cho biết con số theo thống kê nhà nước thì khác và không đúng. Anh khẳng định rằng trên thực tế con số này phải khoảng 20%. Tức cứ 5 người dân Nepal thì có 1 người con Phật. Anh chi biết thêm rằng phật tử sống nhiều hơn ở núi cao, nhưng dần dần chuyển về thành phố để sống và tinh thần Phật giáo đang lan về đô thị.
Anh Bifdur Dangol cho biết ở Nepal có rất nhiều người đến chùa và đến hàng ngày. Nhiều người cúng dường. Chuyện cúng dường ở Nepal rất được coi trọng và là một nét đẹp của Phật giáo. Thích thật!
Anh Bifdur Dangol là phật tử từ nhỏ vì bố mẹ, ông bà anh là phật tử. Anh rất thích cúng dường. Anh và cả gia đình cùng tụng kinh.  Đạo phật đang sống lại, số phật tử ở Nepal đang tăng lên - Anh Bifdur Dangol nhấn mạnh. Anh cũng cho biết, sách Phật giáo xuất bản nhiều hơn mỗi năm ở quốc gia Nepal.
Lumbini thay đổi nhiều, bây giờ trở thành thiên đường của Phật giáo. Anh Bifdur Dangol sống ở Thủ đô nhưng đến đây nhiều lần lắm rồi. Anh bảo tôi rằng đến Lâm Tỳ Ni nói riêng và Nepal nói chung ai cũng cảm nhận ngay rằng mình đang ở đất Phật. Đến đây sẽ thấy đạo Phật đang phát triển và sẽ tiếp tục phát triển. Anh nhờ tôi mời các bạn Việt Nam sang thăm Nepal và thăm anh.
Anh Bifdur Dangol cũng cho biết rất nhiều cơ quan và tổ chức cùng xuất bản sách Phật giáo nhưng thường là vài cuốn mỗi năm.  Nếu càng ngày càng có nhiều sách Phật giáo được xuất bản thì chắc chắn Phật giáo sẽ hồi sinh. Anh bàn với tôi cùng hợp tác xuất bản sách Phật giáo cho Việt Nam, Nepal và Ấn Độ. Một ý tưởng quá hay và vui.
Anh Bifdur Dangol nói rằng Việt Nam có rất nhiều phật tử. Dù Nepal là nước nhỏ và Phật giáo bị thất truyền mà hiện nay rất nhiều người đến Nepal để học Phật, để thực tập lời Phật dạy. Anh tin rằng trong tương lai cũng có nhiều bạn quốc tế sẽ đến các tu viện, thiền viện Việt Nam để học Phật. Với dân số gần 100 triệu là quá lớn so với 30 triệu dân Nepal và không thể không là vùng đất lớn cho Phật giáo.
Tôi vào khi Business Club để viết những dòng chữ này kèm vài bức ảnh vừa chụp để gửi ngay. Tôi mang bạn đọc sớm đọc những dòng chữ này. Hôm qua tôi là khách nời thuyết trình trên sân khấu “Triển vọng ngành xuất bản” và tôi đã nói về sách đạo đức, sách làm người, sách sống đẹp, sách thiền, sách Phật giáo phải là dòng sách rất mạnh trong tương lai. Người nghe có thể hỏi tại sao. Xin thưa, hãy nhớ đến 5 điểm khác biệt của đạo Phật: Thiết thực hiện tại; Đến để mà thấy; Vượt không gian và thời gian; Có tính hướng thượng: dành cho người trí tự mình giác ngộ.
Bạn cứ nghĩ mà xem, người trí ngày càng nhiều. Bạn có thấy không, ai chẳng muốn ứng dụng ngay để có kết quả ngay. Thực tập theo lời Phật dạy 1 ngày bạn hạnh phúc 1 ngày. Thực tập lời Phật dạy 1 giờ bạn bình an một giờ. Mà nếu bạn bận quá, hãy nhớ đến lời Phật dạy 1 phút bạn đã được lợi lạc lắm rồi. Thật mà.

_Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng_

Thứ bảy, 22 Tháng 10 2016 12:33

Ủy ban MTTQVN Q.10 chúc mừng BTS PG TP.HCM

GNO - Sáng ngày 21-10, Ủy ban MTTQVN Q.10 đã đến VP.BTS PG TP.HCM – tổ đình Ấn Quang chúc mừng nhân Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, 34 năm thành lập BTS PG TP.HCM.

Tại buổi tiếp thân mật, ông Huỳnh Đức, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN Q.10 đã thăm hỏi sức khỏe đến chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội, đồng thời ghi nhận những đóng góp của giới Tăng Ni, Phật tử TP.HCM, cũng như Phật giáo quận 10.

Ông mong mỏi giới Phật giáo tiếp tục phát huy những thành tựu Phật sự đã đạt được trong 35 năm qua, tiếp tục góp phần công sức cùng nhân dân thành phố vào sự phát triển một thành phố văn minh hiện đại.

HT.Thích Thiện Tánh, Phó chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS PG TP.HCM thay mặt chư tôn đức gửi lời tri ân đến các cấp lãnh đạo chính quyền đã quan tâm thăm hỏi và chúc mừng lễ Kỷ niệm 35 năm Thành Lập GHPGVN.

Hòa thượng nhấn mạnh, trong 35 năm qua, Phật giáo đồng hành cùng đồng bào TP.HCM thông qua các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội như: Xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn, đóng góp tịnh tài tịnh vật gửi về biển đảo quê hương… Ngoài ra, các tự viện trên đia bàn thành phố còn tổ chức các khóa tu cho đồng bào Phật tử, đặc biệt là cho thanh thiếu niên trong dịp mùa hè. Tất cả các hoạt động này đều được sự ủng hộ của các cấp chính quyền thành phố, cũng như UBMTTQVN Q.10.

“Chúng tôi hy vọng, trong thời gian tới Phật giáo sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhiệt thành của chính quyền địa phương, để Tăng Ni, Phật tử thành phố có nhiều thuận duyên hơn trong công cuộc hoằng pháp, phụng sự chúng sinh”, HT.Thích Thiện Tánh nói.

h.jpg
Ủy ban MTTQ VN Q.10 tặng hoa chúc mừng BTS PG TP

Được biết, dịp nay Thường trực BTS GHPGVN TPHCM, BTS Phật giáo Q.10 trao tặng tịnh tài cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt tàn phá nặng nề vừa qua đến UBMTTQ VN Q.10.

Cửu Long - Hoằng Tâm

Thứ bảy, 22 Tháng 10 2016 12:28

Trị liệu bệnh khổ

GN - Trong nghi thức cầu an của một số truyền thống Phật giáo hiện nay, đọc tụng Bảy giác ý (Thất giác chi) được ứng dụng phổ biến. Truyền thống này bắt nguồn từ sự thân chứng của Thế Tôn, các vị Thánh đại đệ tử và được duy trì cho đến ngày nay. Tỳ-kheo Quân-đầu được lành bệnh nhờ đọc tụng Bảy giác ý là một điển hình.

“Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Tỳ-kheo Quân-đầu mắc bệnh nặng nằm trên giường không thể tự cử động. Tỳ-kheo liền nghĩ rằng: ‘Hôm nay, Như Lai Thế Tôn chẳng thấy rủ lòng lân mẫn, ta mang bệnh nặng, chẳng nhận được thuốc men. Ta lại nghe Thế Tôn nói rằng: ‘Nếu một người chưa được độ, Ta chẳng bỏ họ’. Mà nay ta thấy Thế Tôn bỏ sót ta, còn gì khổ hơn nữa!’.

Bấy giờ, Thế Tôn dùng thiên nhĩ nghe Tỳ-kheo Quân-đầu trách móc như thế, liền bảo các Tỳ-kheo:

- Các thầy hãy tụ tập đến chỗ Tỳ-kheo Quân-đầu hỏi thăm bệnh ông ta.

Các Tỳ-kheo đáp:

- Xin vâng, Thế Tôn!

Thế Tôn dẫn chúng Tỳ-kheo từ từ đến phòng Tỳ-kheo Quân-đầu. Tỳ-kheo Quân-đầu xa thấy Thế Tôn đến, liền gieo mình xuống đất. Khi ấy, Thế Tôn bảo Quân-đầu rằng:

- Nay thầy mang bệnh nặng, chẳng nên xuống giường. Ta tự có chỗ ngồi.

Thế Tôn bảo Quân-đầu:

- Bệnh thầy tăng hay giảm, hay không tăng giảm? Có thể nghe Ta dạy được không?

Tỳ-kheo Quân-đầu bạch Phật:

- Hôm nay, đệ tử bệnh rất nặng, chỉ có tăng chứ không giảm, không được đầy đủ thuốc men.

Thế Tôn hỏi:

- Ai săn sóc bệnh cho thầy?

Quân-đầu bạch:

- Các vị Phạm hạnh có đến thăm bệnh con.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Quân-đầu:

- Nay thầy có thể nói Bảy giác ý cho Ta nghe chăng?

Quân-đầu liền nêu tên Bảy giác ý ba lần:

- Nay con có thể thuyết pháp Bảy giác ý trước Như Lai được.

Thế Tôn nói:

- Nếu có thể thuyết cho Như Lai thì hãy thuyết đi!

Khi ấy, Tỳ-kheo Quân-đầu bạch Phật:

- Bảy giác ý. Những gì là bảy? Nghĩa là niệm giác ý, pháp giác ý, tinh tấn giác ý, hỷ giác ý, khinh an giác ý, định giác ý, hộ xả giác ý. Bạch Thế Tôn, có Bảy giác ý chính là đây.

Tỳ-kheo Quân-đầu nói xong liền lành bệnh, không còn các khổ não. Quân-đầu bạch Thế Tôn:

- Bình đựng thuốc chính là pháp Bảy giác ý này. Con muốn nói thuốc không gì hơn Bảy giác ý này. Nay con tư duy Bảy giác ý này, các bệnh đều được lành.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Các thầy thọ trì pháp Bảy giác ý này, khéo nghĩ nhớ tụng đọc; chớ có hồ nghi đối với Phật, Pháp, Tăng. Chúng sanh có bệnh sẽ được lành. Vì cớ sao? Bảy giác ý này rất khó hiểu hết. Nếu hiểu rồi, tất cả các pháp đều liễu tri cả, chiếu sáng tất cả các pháp, cũng như thuốc hay trị liệu tất cả các bệnh. Ví như cam lồ, ăn không biết chán. Nếu không được Bảy giác ý này thì chúng sanh lưu chuyển sanh tử. Các Tỳ-kheo! Hãy cầu phương tiện tu Bảy giác ý. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 39, Đẳng pháp [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.566)

Dù chúng ta tin theo lời Phật và truyền thống, mỗi khi đau ốm đều tụng Bảy giác ý (Thất giác chi) để cầu an, nhưng hiện thực cho thấy rằng, không phải người bệnh nào khi được nghe hay tụng đọc Bảy giác ý đều khỏi bệnh.

Nếu hiểu Bảy giác ý này như là hộ chú, thần chú với năng lực siêu nhiên có thể giải trừ tất cả bệnh khổ thì chắc chắn sẽ gây ra không ít thất vọng. Kinh văn cho thấy không chỉ đọc hay nghe suông mà cần “thọ trì, khéo nghĩ nhớ tụng đọc và hiểu” về Bảy giác ý. Chỉ khi nào “hiểu (Bảy giác ý) rồi, tất cả các pháp đều liễu tri cả, chiếu sáng tất cả các pháp, cũng như thuốc hay trị liệu tất cả các bệnh”.

Nói cách khác là cần sống với Bảy giác ý, thân chứng Bảy giác ý, tức thành tựu “niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả” thì mọi tật bệnh, phiền não được tiêu trừ, thân tâm an lạc.

Quảng Tánh

GNO - Một mảnh giấy nhàu nát hóa ra là một tờ tiền giấy Triều Minh của Trung Quốc có số tuổi 700 năm - đã được phát hiện trong một tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng gỗ được mang đi đấu giá ở Sydney.

Ray Tregaskis, người đứng đầu mảng nghệ thuật châu Á cho nhà đấu giá Mossgreen tại Sydney, đã phát hiện ra kho báu bổ sung này trong khi kiểm tra phần dưới của một bức tượng bán thân thế kỷ thứ 14.

Bên trong phần đầu của bức tượng gỗ là một tờ giấy bạc - được cho là có mệnh giá tiền tệ cao nhất tại thời điểm đó.

Tờ giấy bạc này cũng là một trong những tờ giấy bạc được in sớm nhất ở Trung Quốc và đã được xác nhận bởi vua Hồng Vũ, Chu Nguyên Chương - người sáng lập và là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Minh.

Tờ giấy bạc này có 3 con dấu đỏ chính thức và một dòng chữ viết: "Được sự cho phép của Bộ Tài chính, tờ ngân phiếu này có chức năng tương tự như tiền đồng. Những người sử dụng tiền giả sẽ bị chém đầu,… Năm thứ 3 Hồng Vũ".

Bức tượng gỗ được xác định là phần đầu của một vị A-la-hán, ước tính đã được chạm khắc trong khoảng thế kỷ thứ 14.

Ông Tregaskis cho rằng tờ giấy bạc có khả năng đã được thêm vào trong khi sửa chữa bức tượng, 40 đến 50 năm sau khi được tạo tác.

"Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện một tờ tiền giấy trong một tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng gỗ", ông Tregaskis nói với CNN.


Tờ giấy bạc này được xác định có mệnh giá lớn nhất lúc đó

anh vch 2.jpg

Tác phẩm điêu khắc và tiền giấy sẽ được trưng bày tại Melbourne, London và Hồng Kông trước khi đi bán đấu giá tại Sydney vào ngày 11-12 tới.

Tác phẩm sẽ được bán cùng với nhau và ước tính có giá từ 30.000 đến 45.000 USD.

Văn Công Hưng
(theo 9news.com)

GN - Phật giáo đã du nhập vào đất nước Việt Nam rất sớm, từ đầu thế kỷ thứ I, trong lúc người dân Việt đang khổ đau dưới sự cai trị tàn khốc của nhà Hán. Hành đạo trong một nước có bối cảnh lịch sử  như vậy, các nhà truyền giáo mang tinh thần từ bi vô ngã vị tha của đạo Phật đã dễ dàng nhập thân hành động, đóng góp trí tuệ và công sức cho sự sống còn của dân tộc.

Sự gắn bó mật thiết của Phật giáo với vận mệnh dân tộc, khổ nhục cùng cam, vinh quang cùng hưởng trong suốt chiều dài lịch sử hơn hai ngàn năm, đã hình thành một sinh hoạt Phật giáo Việt Nam đầy sức sống với những nét đặc sắc chưa từng thấy.

Trong quá trình phát triển, khởi thủy từ miền Bắc Việt Nam, Phật giáo đã lần truyền xuống miền Trung và miền Nam. Đến miền Nam, thì lại gặp Phật giáo Nam tông (do Phật giáo Khmer truyền đến) đang sinh hoạt mạnh.

Chúng ta đều biết hai hệ phái Phật giáo Bắc tông và Nam tông có sự khác biệt về tư tưởng và hình thức tu học. Vì vậy, khi Phật giáo Bắc tông phát triển sinh hoạt ở miền Nam Việt Nam, đồng thời gặp gỡ hoạt động có sẵn của Phật giáo Nam tông, điều này đã gợi cho Tăng Ni, Phật tử ý nghĩ cũng là đệ tử Phật mà tại sao không hợp nhất lại, để có sự cách biệt như vậy. Ý niệm thống nhất Phật giáo nảy mầm từ thời điểm giao thoa sơ khởi giữa hai hệ Phật giáo như vậy.

Tuy nhiên, trong khi Phật giáo chưa thống nhất được hai hệ phái Bắc tông và Nam tông thì đất nước ta bị Pháp xâm chiếm, vì nhà Nguyễn đã cắt sáu tỉnh Nam Kỳ đặt dưới sự đô hộ của thực dân Pháp.

Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, đạo Phật bị chèn ép tối đa. Hầu hết các ngôi chùa lớn ở thành phố Sài Gòn như chùa Khải Tường ở gần nhà thờ Đức Bà, chùa Từ Ân, hay những chùa được sắc tứ ở thời Nguyễn đều bị thực dân Pháp phá hủy toàn bộ.

Dù giới Phật giáo mang niềm khao khát thống nhất mãnh liệt đến đâu chăng nữa, nhưng đứng trước hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, cũng đành bó tay. Và từ đó dẫn đến tình trạng Phật giáo bị tan rã, từng chùa phải sinh hoạt riêng lẻ, không thể có lãnh đạo chung cho hoạt động Phật giáo. Có thể nói Phật giáo gần như im lìm, chẳng còn chút sức sống.

Tình trạng Phật giáo suy đồi kéo dài mãi đến thế kỷ XX mới có những vị danh tăng xuất hiện như Sư Thiện Chiếu, Hòa thượng Khánh Hòa, Hòa thượng Từ Phong… và Phật giáo bắt đầu hoạt động trở lại với việc sáng lập Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học. Sau đó, các hội đoàn khác lần lượt ra đời như Hội Lưỡng Xuyên Phật học, Hội Phật học Nam Việt, Giáo hội Tăng-già Nam Việt, Hội Lục hòa Tăng, Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ. Riêng tại thành phố Sài Gòn lúc ấy, Phật giáo bừng sống với trên 20 hội hoạt động.

Tuy nhiên, sự phát triển này không tốt đẹp gì, vì thực chất các hoạt động càng ngày càng xa rời tinh thần trong sáng của Chánh pháp. Thực tế cho thấy sự tranh giành ảnh hưởng của các tập đoàn Phật giáo dẫn đến tình trạng chia rẽ, xung đột nghiêm trọng, khiến Tăng Ni, Phật tử càng mong mỏi thống nhất Phật giáo hơn nữa.

Nhưng phải đợi đến ngày đất nước được giải phóng mới mở ra cơ hội thuận tiện để giới Phật giáo thực hiện nguyện vọng thống nhất. Thật vậy, khi đất nước độc lập, các tổ chức quần chúng cũng đều thống nhất. Phật giáo Việt Nam được coi là một tôn giáo gắn liền với dân tộc; vì thế không thể tồn tại tình trạng phân chia Nam Bắc, phân hóa cục bộ nhiều tập đoàn, hệ phái. Đó là quan điểm chung của Tăng Ni, Phật tử cả nước và đã trở thành hiện thực với sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào tháng 11-1981, có đầy đủ đại biểu của 9 tập đoàn Phật giáo đại diện cho toàn thể Tăng tín đồ Việt Nam.

Thành thật mà nói, việc điều hòa sinh hoạt Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn thập niên đầu mới thành lập có phần khó khăn, vì Tăng Ni, Phật tử vẫn còn quen với nếp sinh hoạt theo từng hệ phái riêng lẻ, thường được gọi là biệt truyền. Các hình thức Phật giáo biệt truyền khi hội nhập vào tổ chức thống nhất, sống chung với nhau, đương nhiên cảm thấy bỡ ngỡ, bị ràng buộc, khó thích hợp trong giai đoạn đầu.

Nhưng với thời gian, mọi người con Phật đều ý thức rằng họ cùng tôn thờ một đấng Thế Tôn, cùng sống chung trong một đất nước, nên cần có một mẫu số chung cho sinh hoạt đạo pháp. Ý niệm đúng đắn ấy đã là kim chỉ nam hoạt động của Giáo hội, thể hiện qua phương châm: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức”, nhưng vẫn tôn trọng sự tu hành của biệt truyền đúng Chánh pháp.

Thấm nhuần sâu sắc tinh thần thống nhất tổ chức mà Giáo hội đề ra, Tăng Ni, Phật tử tham gia hoạt động không còn ý nghĩ mình thuộc Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ, hoặc thuộc Phật giáo cổ truyền. Tất cả đều hòa hợp cùng sinh hoạt chung trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức Phật giáo duy nhất hợp pháp tồn tại trong nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặt dưới quyền giám sát của Giáo hội, nên tất cả tu sĩ đều lãnh thẻ Tăng tịch do Giáo hội cấp phát. Tất cả văn kiện, thủ tục liên quan đến hoạt động đạo pháp đều phải thông qua Giáo hội duyệt xét. Không thể có một hoạt động nào của Phật giáo nằm ngoài Giáo hội.

Về ý nghĩa thống nhất lãnh đạo, chúng ta nhận thấy Hội đồng Trị sự gồm đủ chư tôn đức thuộc mọi hệ phái. Tuy nhiên, vì sinh hoạt theo nghị quyết, tức giải pháp do tập thể lãnh đạo quyết định, nên khi một vấn đề nào được tập thể duyệt xét, chấp thuận, thì tất cả đều phải chấp hành.

Nhờ thống nhất lãnh đạo như vậy, ý thức độc tôn không thể tồn tại. Từ đó, muốn ý kiến đề xuất của mình được chấp nhận, thành viên ấy phải tranh thủ được sự đồng tình của đại chúng thì mới thành quyết định chung của tập thể, mới có giá trị.

Về sự lợi ích của việc tôn trọng hình thái biệt truyền, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là biệt truyền. Ngoài sự thống nhất tư tưởng về giáo pháp, chúng ta còn thấy kinh nghiệm tu hành, sở đắc của từng vị cao tăng khác nhau được truyền thừa qua các đệ tử. Phần biệt truyền này của các sơn môn hệ phái vẫn được Giáo hội tôn trọng. Nhờ vậy, giáo lý Phật chỉ có một, mà sinh hoạt biệt truyền, hay phần tu chứng, đắc pháp thì muôn màu muôn vẻ tạo thành sự hiện hữu nhiều vị danh tăng trong Giáo hội. Chính những kiến thức đa dạng của các bậc danh tăng đã đáp ứng được yêu cầu tri thức của xã hội hiện đại.

Hoạt động của Giáo hội trên cơ sở thống nhất ý chí và hành động, thống nhất tổ chức và lãnh đạo, đồng thời vẫn tôn trọng giáo pháp biệt truyền. Nền tảng thống nhất một cách đúng đắn và vững chắc như vậy, đã đóng góp không ít cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Thật vậy, với sự nỗ lực hoàn thiện, trau dồi đạo hạnh và thừa hành Phật sự, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả đáng kể, ghi đậm dấu mốc lịch sử của quá trình thành lập và phát triển của Giáo hội trải qua 7 nhiệm kỳ, điển hình là Giáo hội đã thành lập 63 Ban Trị sự ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đồng thời các đại giới đàn trang nghiêm trao truyền giới pháp đã được tổ chức ở nhiều tỉnh thành của cả ba miền Nam, Trung, Bắc góp phần xương minh Phật pháp.

Các hoạt động Phật sự tại vùng miền núi Tây Bắc, đại ngàn Tây Nguyên, vùng sông nước miền Tây Nam Bộ cũng được phát triển rõ nét, nói lên hoạt động nhập thế tích cực của Giáo hội trong thời hiện đại.

Đặc biệt là các hội Phật tử Việt Nam tại nước ngoài như Cộng hòa Séc, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Hungary, Ukraine, Ba Lan, Nhật Bản đã được Giáo hội tổ chức và đang hoạt động tốt đẹp.

Ngoài ra, còn nhiều thành quả đáng trân trọng thuộc các lãnh vực như hoằng pháp, đào tạo giảng sư, văn hóa, các khóa tu tổ chức cho Phật tử trên mọi miền đất nước…

Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Trị sự Phật giáo thành phố đã phối hợp khéo léo với Ban Trị sự Phật giáo 24 quận huyện của thành phố, hoàn thành tốt đẹp công tác thống kê tự viện, lập danh bộ Tăng Ni và cấp giấy chứng nhận Tăng sĩ chính thức của Giáo hội.

Sự thành công trong việc quản lý cơ sở và thành viên đã tạo cho Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh sức mạnh về tổ chức, về con người và nhiều lãnh vực hoạt động quan trọng.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều ngôi chùa được trùng tu, hoặc xây dựng mới. Đáng kể nhất là ba ngôi chùa tiêu biểu cho ba hệ phái Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ đã được xây dựng với quy mô rộng lớn, trang nghiêm.

Đó là chùa Huê Nghiêm, quận 2, trong khuôn viên rộng hơn 30.000 mét vuông, được bao bọc bởi quần thể vườn cây xanh rộng lớn, tạo nên không khí trong lành cho cư dân và Phật tử về tu tập tại khu đô thị mới phát triển.

Ngôi chùa thứ hai là Pháp viện Minh Đăng Quang có quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng của hệ phái Khất sĩ miền Nam. Chùa tọa lạc tại quận 2 trong khu diện tích rộng hơn 37.000 mét vuông, với những tầng tháp cao vút và những tòa nhà dành cho nhiều sinh hoạt của chùa.

Ngôi chùa thứ ba là tổ đình Bửu Long trong khuôn viên rộng hơn 11.000 mét vuông, tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây, sông Đồng Nai, thuộc quận 9, TP.HCM, với cảnh quan thoáng mát, thanh tịnh.

Ngoài ra, phải kể đến ngôi Việt Nam Quốc Tự mang dấu ấn lịch sử của Phật giáo Việt Nam. Chùa sắp hoàn thành việc xây dựng để đưa vào hoạt động của Phật giáo thành phố trong năm tới.

Về hệ thống giáo dục, Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh cũng quan tâm nhiều đến việc đào tạo Tăng tài. Từ lớp sơ cấp  đến trung cấp, cao đẳng Phật học đã có hàng ngàn Tăng Ni sinh đang theo học, hoặc đã tốt nghiệp.

Và trên hết là Học viện Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh có 355 Tăng Ni sinh khóa IX (2011-2015) đã nhận văn bằng cử nhân Phật học và 118 cử nhân hệ đào tạo từ xa; 492 Tăng Ni sinh khóa X (2013-2017); 413 Tăng Ni sinh khóa XI (2015-2019) và 114 Tăng Ni sinh học văn bằng 2. Hệ đào tạo từ xa có 287 vị khóa III, 470 vị khóa IV.

Học viện cũng liên kết với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh mở khóa Sư phạm Giáo dục Mầm non khóa I (2015-2019) tại Học viện. Khóa học có 97 Ni sinh viên.

Trong các trường lớp nói trên có đủ màu áo của những tu sĩ thuộc tất cả hệ phái, sơn môn, đều cùng học tập chung, tạo thành sự cảm thông, hiểu biết nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Có thể nói đó là biểu tượng tốt đẹp nhất chưa từng có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, một thành quả do sự thống nhất mang đến.

Nhìn thành quả tốt đẹp về giáo dục ngày nay gợi chúng ta nhớ lại tình trạng giáo dục vào trước năm 1945. Ở thời đó, phải nói là chúng ta khó kiếm được một tu sĩ Phật giáo có trình độ sơ cấp, đừng nói chi đến trình độ cao hơn.

Ngày nay, Giáo hội đã đào tạo được số lượng tu sĩ đáng kể có kiến thức, tốt nghiệp từ phổ thông đến đại học, trên đại học, cũng như các Tăng Ni tốt nghiệp ở nước ngoài về. Điều này khẳng định một tương lai tươi sáng của Phật giáo Việt Nam trên bước đường hoằng truyền Chánh pháp.

Về đối ngoại, mối liên hệ giữa Phật giáo Việt Nam với các tổ chức Phật giáo trên thế giới ngày càng mở rộng qua những hội nghị, những cuộc viếng thăm, trao đổi văn hóa, tư tưởng…

Ngoài ra, không thể không nhắc đến thành quả ấn tượng về hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015, đạt được như sau: hơn 406 tỷ đồng và nhiều ngoại tệ, cùng với hơn 100 ca hiến máu nhân đạo.

Những thành quả mà Phật giáo đã đạt được khẳng định rằng chủ trương và đường hướng hoạt động của Giáo hội thực sự đúng đắn. Vì vậy, những hoạt động đạo pháp cũng đã góp phần xây dựng xã hội, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp đáng quý.

Tóm lại, Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của những thành quả lợi ích thiết thực quan trọng đã tạo lập được trong suốt chiều dài lịch sử gần hai ngàn năm.

Kỷ niệm Giáo hội Phật giáo Việt Nam trải qua chặng đường dài 35 năm, đã đánh dấu một bước trưởng thành đáng trân trọng về nhận thức và hành động của Tăng Ni, Phật tử; đồng thời đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc tinh thần thống nhất và đoàn kết, cùng nhau thực hiện truyền thống tốt đạo đẹp đời do Giáo hội đề ra.

Trước thềm Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII sắp diễn ra (nhiệm kỳ 2017-2022), chúng tôi kỳ vọng rằng trong tương lai với bối cảnh nhiều thuận lợi cho hoạt động của Giáo hội, cũng như dựa trên nền tảng tốt đẹp mà chúng ta đã tạo dựng được, Giáo hội sẽ vạch ra được chương trình phát triển mới, để phục vụ hữu hiệu hơn nữa cho đạo pháp và dân tộc, nâng cao vị trí của Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc và trong cộng đồng quốc tế.

HT.Thích Trí Quảng

«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»
Trang 7 trong tổng số 12

Ảnh Đẹp

453817.jpg
  • MP3 Nghe Nhiều

  • Tin Mới

  • Tin Đọc Nhiều

Suy Niệm Lời Phật Dạy

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Lịch và Đồng hồ

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player