Nghệ Thuật

Hòa chung không khí hân hoan Kính mừng Đức Phật đản sinh, ngày 7-4 ÂL, các tự viện TP.HCM thiết trí lễ đài, treo pano, cờ hoa, hoa đăng…

ANH AA (3).JPG
Pano Kính mừng Đức Phật đản sinh tại TP.HCM

Theo ghi nhận của Phóng viên Giác Ngộ thì không khí chuẩn bị đón mừng Đại lễ Phật đản được các tự viện chuẩn bị chu đáo.

Đặc biệt là dọc tuyến kênh Nhiêu Lộc thuộc địa bàn các Q.1,3, Phú Nhuận, Tân Bình, các tự viện trang trí cờ Phật giáo và những hình ảnh về tôn tượng Đức Phật đản sinh đã tạo nên không khí vui tươi.

Xin giới thiệu chùm ảnh mùa Phật đản tại TP.HCM:

ANH AA (2).JPG
Trên nhiều tuyến đường, các chùa trang trí cờ hoa lộng lẫy Kính mừng Phật đản

ANH AA (13).JPG
Cờ hoa tại quận 1

ANH AA (15).JPG
Tổ đình Vạn Thọ, quận 1

ANH AA (6).JPG
7 đóa sen trắng được Quan Âm tu viện thả chờ thắp sáng vào tôi 8-4 ÂL

ANH AA (1).JPG
Những đóa sen trắng bên dòng Nhiêu Lộc nhìn từ flycam

ANH AA (7).JPG
Cờ hoa khoe sắc bên dòng kênh Nhiêu Lộc

ANH AA (12).JPG
Lễ đài của BTS PG Q.1 thiết trí tại tổ đình Vạn Thọ

ANH AA (4).JPG
Lễ đài của BTS PG Q.Phú Nhuận đang được thiết trí

ANH AA (14).JPG
Chùa Long Thành bên hẻm nhỏ treo cờ hoa

ANH AA (10).JPG
Một gia đình thỉnh tôn tượng Bổn Sư về nhà tôn thờ

ANH AA (9).JPG
Pano Kính mừng Đại lễ Phật đản

ANH AA (5).JPG
Cờ Phật giáo được thiết trí treo dọc tuyến đường Hoàng Sa (Q.Phú Nhận)

Vũ Giang thực hiện

Chúng ta đều biết rằng các nhân vật nổi tiếng thế giới như Albert Einstein, Benjamin Franklin, Natalie Portman, Ellen DeGeneres, Gandhi, Paul McCartney, Charles Darwin và Betty White cùng chia sẻ một điểm chung với nhau - đó chính là họ đều là những người có chế độ ăn dựa trên thực vật. Và có bao giờ bạn có hỏi lý do vì sao không?

Ngoài tác dụng giúp giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch và một số lợi ích đã được chứng minh khác thì ăn chay còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho môi trường sống, thể hiện sự tôn trọng quyền động vật và giúp nuôi dưỡng lòng từ bi của chúng ta.

Ăn chay, ít bệnh tật hơn

Hạn chế thịt động vật (thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản) và tăng cường rau củ quả trong chế độ ăn, thế giới sẽ tránh được hàng triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050, theo một báo cáo trước đây của Tờ Medical Daily. Những người có chế độ ăn dựa chủ yếu trên thực vật thường ít bị cholesterol cao, giảm được 35% nguy cơ này - theo nghiên cứu.

Ngoài ra, dinh dưỡng không liên quan tới thịt động vật cũng là nguồn dinh dưỡng có khả năng kháng viêm nhiễm cao nhờ có chứa hàm lượng cao các chất xơ, các chất chống oxy hóa và các dưỡng chất từ thực vật (phytonutrients), theo Forks Over Knives.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh tiểu đường tuýp 2 luôn đi đôi với việc tiêu thụ protein động vật, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến công nghiệp (thịt hộp). Điều gây ngạc nhiên là người ăn thịt mỗi tuần một lần hay nhiều hơn trong thời gian 17 năm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người ăn chay đến 74%.

Nói chung, người ăn nhiều thịt động vật có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp đôi so với người không ăn thịt dù cho có sự khác biệt về trọng lượng cơ thể.

Ăn chay hoàn toàn không thiếu đạm

Một nhận thức sai lầm khá phổ biến trong cộng đồng về việc ăn chay là ăn chay sẽ dẫn đến thiếu đạm nhưng thật ra chúng ta có thể thay thế đạm động vật bằng các thực phẩm thực vật giàu đạm như đậu hũ, các loại cây họ đậu, đậu lăng và các loại đậu hạt.

“Đậu hũ hoàn toàn có thể thay thế được cho thịt, gia cầm và cá trong công thức các món ăn”, chia sẻ của Cynthia Sass - người ăn chay kiêm phát ngôn của Hiệp hội Chế độ ăn Hoa Kỳ với Tờ Vegetarian Times.

Không ăn thịt cũng không làm chúng ta đói nếu ăn uống một cách hợp lý và khoa học. Ngoài ra, cũng có rất nhiều món ăn vặt có nguồn gốc từ thực vật. Một số nghiên cứu cho thấy dù các loại đậu hạt có hàm lượng calori cao nhưng lại không gây tăng cân.

Và trong bối cảnh của biến đổi khí hậu hiện nay, chuyển từ ăn mặn sang ăn chay sẽ giúp giảm được sự phóng thải ra môi trường từ 63%-70% các loại khí độc hại.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)

Thứ năm, 01 Tháng 12 2016 19:00

Sáu pháp hòa kính


Cái ngã càng nhỏ thì sự hòa kính càng lớn rộng ra

Sáu pháp hòa kính là những quy chuẩn căn bản để thiết lập một hội chúng đệ tử Phật an vui, hòa hợp và thanh tịnh. Trong kinh văn gọi sáu pháp này là lục trọng (thường gọi lục hòa), điều mà các Tỳ-kheo cần phải “kính trọng, giữ mãi trong lòng đừng cho quên mất”.

Thiết nghĩ, sáu pháp hòa kính này thì ai cũng biết và hiểu rõ về giá trị cũng như tác dụng của chúng trong việc xây dựng các hội chúng vững mạnh. Nhưng dường như không mấy ai và không nhiều nơi ứng dụng triệt để sáu pháp này vào thực tiễn đời sống tu học nên sự bất hòa, xào xáo, tranh chấp luôn xảy ra.

“Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Các Thầy nên nhớ nghĩ pháp lục trọng, kính trọng, giữ mãi trong lòng đừng cho quên mất. Thế nào là sáu?

Ở đây Tỳ-kheo thân hành niệm từ, như ngắm hình trong gương, đáng kính, đáng quý, chớ cho quên mất.

Lại nữa, khẩu hành niệm từ, ý hành niệm từ, đáng kính, đáng quý, chớ cho quên mất.

Lại nữa, được các thứ pháp lợi, hay cùng các người Phạm hạnh dùng chung, cũng không có tưởng bỏn sẻn. Pháp này đáng kính, đáng quý, chớ để quên mất.

Lại nữa, có các cấm giới không hư không hại, rất hoàn toàn không thiếu sót, được người trí quý. Lại muốn cho giới này bủa khắp cho người khiến đồng mùi vị này. Pháp này đáng kính, đáng quý, chớ để quên mất.

Lại nữa chánh kiến Hiền Thánh được xuất yếu. Cái thấy như thế muốn các người Phạm hạnh cùng đồng pháp này, cũng đáng quý, chớ để quên mất.

Đó là, Tỳ-kheo! Có pháp lục trọng này, đáng kính, đáng quý, chớ để quên mất.

Thế nên, các Tỳ-kheo! Thường nên tu hành thân, khẩu, ý hành. Nếu được đồ lợi dưỡng, nên nhớ phân phát, chớ khởi tưởng tham. Như thế, các Tỳ-kheo nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 37. Lục trọng [1],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.424)

BTS GHPGVN tỉnh Bình Định họp bàn công tác tổ chức Đại giới đàn Tâm Hoàn

Vừa qua, Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bình Định họp thường kỳ nhằm triển khai công tác tổ chức Đại giới đàn Tâm Hoàn - 2017.

Theo đó, Đại giới đàn Tâm Hoàn dành cho giới tử Tăng Ni được tổ chức tại tổ đình Long Khánh (141 Trần Cao Vân, TP.Quy Nhơn), từ ngày 2 đến ngày 4-4-2017 (nhằm ngày 6 đến ngày 8-3-Đinh Dậu).

Nội dung Bảng Nội qui sinh hoạt Đại giới đàn Tâm Hoàn gồm 14 điều do Ban Kiến đàn soạn thảo. Danh sách chánh chủ đàn, các phó chủ đàn và 14 Tiểu ban phục vụ, do HT.Thích Nguyên Phước làm chánh chủ đàn.

Dự kiến Ban Kiến đàn nhất tâm cung thỉnh Hội đồng thập sư:

* Đường đầu Hòa thượng: Trưởng lão HT.Thích Thiện Duyên, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Nam; cùng chư tôn đức Hội đồng thập sư Tăng.

* Thống nhất Hội đồng thập sư Ni - Đại giới đàn Tâm Hoàn - 2017 tại chùa Tâm Ấn, TP.Quy Nhơn do NT.Thích Nữ Hạnh Nghiêm, Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Định, Trưởng Phân ban Ni giới Bình Định làm Đường đầu Hòa thượng Ni, cùng chư tôn đức Hội đồng thập sư Ni.

Ban Trị sự họp bàn cung thỉnh Ban Chứng minh, sám chủ, Ban Kinh sư… và phân công các Tiểu ban thuộc Ban Kiến đàn phục vụ cho Đại giới đàn Tâm Hoàn.

PG.Bình Định

Từ ngày 24 đến 30-11, theo lời mời của Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang, phái đoàn GHPGVN do TT.Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư dẫn đầu đoàn GHPGVN đã đến Trung Quốc, thăm một số cơ sở tự viện, học viện Phật giáo tại thành phố Hàng Châu, Ninh Ba, Phổ Đà Sơn - Chu Sơn, Hồ Châu và TP.Thượng Hải.

Cùng đi có HT.Danh Lung, Phó Văn phòng 2 TƯGH; TT.Thích Bửu Chánh, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM; ĐĐ.Thích Quang Thạnh, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư, Phó Văn phòng 2 TƯGH; TT.Thích Minh Nghiêm, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ; ĐĐ.Thích Tâm Hải, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Văn hóa T.Ư, Thư ký tòa soạn Báo Giác Ngộ; ĐĐ.Thích Giải Hiền, Giảng viên Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội; NS.Thích nữ Phụng Liên, Giảng viên Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM; NS.Thích nữ Như Nguyệt, Phó Văn phòng Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư, Phó Văn phòng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

Đây là lần đầu tiên GHPGVN thăm hữu nghị Hiệp hội Phật giáo Chiết Giang theo lời mời chính thức, được các tổ chức Phật giáo và quản lý Tôn giáo thuộc Chính phủ hai nước tán đồng.

Theo đó, đoàn đã thăm trụ sở Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang tại thành phố Hàng Châu. Tiếp đoàn có HT.Thích Nguyệt Chân, Phó Hội trưởng và các vị Ban Thư ký Hiệp hội.

IMG_8312.JPG
TT.Thích Thanh Quyết trao quà lưu niệm đến HT.Thích Nguyệt Chân

Hiệp hội Phật giáo Chiết Giang là một trong những đơn vị Phật giáo lớn của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc. Sau lời chào mừng, HT.Thích Nguyệt Chân đã chia sẻ nhiều thông tin về tình hình Phật giáo tại tỉnh nhà.

Chiết Giang hiện có 4.120 cơ sở tự viện đăng ký sinh hoạt chính thức, trong đó có 30 cơ sở là tổ đình lớn cấp quốc gia, 26 tổ đình cấp tỉnh, 7.128 vị Tăng được cấp Tăng tịch.

Nơi đây được xem là phát nguồn của của các tông phái Phổ Đà Sơn, Thiên Thai, nổi bật với các thánh tích Ứng Mộng Danh Sơn - đạo tràng của Bồ-tát Di Lặc, Quan Âm Nam Hải - đạo tràng của Bồ-tát Quán Thế Âm...

Hòa thượng Phó Hội trưởng cũng cho biết thêm, Phật giáo tỉnh Chiết Giang vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn tỉnh. Chủ trương của Hiệp hội là đặt trọng tâm vào ba phương diện: thiết lập mối quan hệ quốc tế giữa Phật giáo các nước, phát huy lĩnh vực giáo dục và từ thiện gắn với dân sinh theo phương châm “Yêu nước - yêu Đạo” (Ái quốc - Ái giáo).

Lịch sử Phật giáo tại Chiết Giang có bề dày hơn 1.650 năm, trong đó đã diễn ra quá trình Trung Hoa hoá Phật giáo Ấn Độ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng Phật giáo Hán truyền có ảnh ảnh lớn đến nhiều nước trên thế giới.

“Có ngồi lại với nhau, gặp gỡ và nói chuyện với nhau mới có thể hiểu biết về nhau. Có hiểu biết về nhau mới có thể bao dung lẫn nhau”, HT. Thích Nguyệt Chân nói về thông điệp của việc mời đoàn GHPGVN sang thăm Phật giáo Trung Quốc lần này.

IMG_8314.JPG
HT.Thích Nguyệt Chân và TT.Thích Thanh Quyết

Đáp lời, TT.Thích Thanh Quyết cám ơn Hiệp hội Phật giáo Chiết Giang đã mời đoàn GHPGVN thăm các cơ sở Phật giáo tại tỉnh nhà, đồng thời giới thiệu về tổ chức GHPGVN cũng như truyền thống giao lưu của Phật giáo hai nước có từ lâu đời.

Thượng tọa Trưởng phái đoàn cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc giao lưu quốc tế, và nhấn mạnh đó cũng là một trong những công tác mà GHPGVN quan tâm, cùng với Phật sự đào tạo Tăng Ni và từ thiện xã hội. Thượng tọa đặc biệt giới thiệu về nền Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử do Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông thành lập và có lời mời lãnh đạo Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang cũng như Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc  thăm hữu nghị GHPGVN trong thời gian thích hợp.

Hai bên đã trao tặng những món quà lưu niệm ý nghĩa trong tình đạo vị.

IMG_8352.JPG
Chụp ảnh lưu niệm tại trụ sở Hiệp hội Phật giáo Chiết Giang

Những ngày tiếp theo, đoàn đã được TT.Thích Từ Mãn, Phó Thư ký Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Hồ Châu hướng dẫn thăm viếng các chùa Linh Ẩn, Tịnh Từ ở thành phố Hàng Châu và Phật học viện Hàng Châu; chùa Thất Tháp, A Dục Vương, Thiên Đồng, Tuyết Đậu tại thành phố Ninh Ba; chùa Nam Hải Quan Âm, Pháp Vũ, Huệ Tế, tọa đàm tại Phật học viện Phổ Đà Sơn tại Phổ Đà Sơn; chùa Nhân Vương Hộ Quốc và Pháp Hoa tại Hồ Châu cùng một số danh lam, cơ sở tín tôn giáo, tín ngưỡng nổi bật khác.

Đoàn cũng đã đến thăm và trao đổi thông tin với chư vị lãnh đạo Phật giáo Trung Quốc tại Chiết Giang như HT.Thích Đạo Từ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Phổ Đà Sơn; HT.Thích Quang Tuyền, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang; TT. Thích Thành Tín, Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang…

Sau đây là một số hình ảnh về hoạt động của đoàn tại Chiết Giang:

IMG_8425.JPG
Thăm một lớp học tại Phật học viện Hàng Châu

IMG_8587.JPG
Thăm và làm việc với HT.Thích Quang Tuyền, Phó Hội trưởng Thường trực Hiệp hội Phật giáo Chiết Giang 
tại chùa Linh Ẩn

IMG_8643.JPG
Thăm chùa Tịnh Từ tại Hàng Châu

IMG_8787.JPG
Tại mỗi nơi đến, đoàn đều dâng hương lễ Phật và tụng thời kinh ngắn

IMG_8823.JPG
Thăm và làm việc tại chùa Thất Tháp

IMG_8829.JPG
TT.Khả Tường, phương trượng chùa trao tạp chí Phật giáo do chùa chủ trương đến TT.Thanh Quyết

IMG_8836.JPG
Chùa Thất Tháp tọa lạc giữa phố, có giảng đường hiện đại, gần 1000 chỗ ngồi

IMG_8849.JPG
HT.Giới Nguyên, phương trượng chùa A Dục Vương tiếp đoàn

IMG_8920.JPG
Chùa A Dục Vương tôn thờ xá lợi Phật và có bộ Đại tạng thời vua Ung Chính nguyên bản duy nhất,
bìa làm bằng gỗ quý được bảo tồn tại Trung Quốc

IMG_8771.JPG
Thăm nhà trưng bày nghệ thuật Phật giáo tại chùa Thiên Đồng

IMG_9061.JPG
HT.Thành Tín, Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Chiết Giang tặng quà lưu niệm

IMG_9070.JPG

IMG_9104.JPG

IMG_9150.JPG
Thăm chùa Tuyết Đậu - đạo tràng của ngài Di Lặc

IMG_9219.JPG
Hòa thượng phương trượng giới thiệu các ấn phẩm lịch sử

IMG_9347.JPG
Thăm và làm việc tại Nam Hải Quan Âm - Phổ Đà Sơn

IMG_9381.JPG

IMG_9372.JPG

IMG_9391.JPG
Thăm chùa Pháp Vũ tại Phổ Đà Sơn

IMG_9548.JPG
Một góc ngôi đại già-lam mới xây dựng tại Phổ Đà Sơn

IMG_9612.JPG
Thăm và làm việc với HT.Thích Đạo Từ, Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc,
Hội trưởng Hội Phật giáo Phổ Đà Sơn, Viện trưởng Học viện Phật giáo Phổ Đà Sơn tại chùa Phổ Tế

IMG_9795.JPG
Tổng quan công trình Học viện Phổ Đà Sơn

IMG_9684.JPG
Một góc của Học viện

IMG_9698.JPG
Gần đây, công tác đào tạo Tăng Ni đã được chú trọng tại Trung Quốc

IMG_9742.JPG
TT.Huệ Hiền, Phó Viện trưởng Thường trực giới thiệu thư viện của Học viện

IMG_9755.JPG
Tọa đàm với Hội đồng Điều hành Học viện Phổ Đà Sơn

IMG_9805.JPG
Biểu tượng văn hóa tâm linh tại thành phố Hồ Châu

IMG_9848.JPG
TT.Thích Từ Mãn, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Hồ Châu giới thiệu về việc kiến thiết 
- đại trùng kiến ngôi tổ đình Nhân Vương
Hộ Quốc thiền tự

IMG_9838.JPG
Phác thảo mô hình tổ đình Nhân Vương Hộ Quốc thiền tự đang được trùng kiến

Hoàng Độ

Phật giáo đã du nhập vào đất nước Việt Nam rất sớm, từ đầu thế kỷ thứ I, trong lúc người dân Việt đang khổ đau dưới sự cai trị tàn khốc của nhà Hán. Hành đạo trong một nước có bối cảnh lịch sử như vậy, các nhà truyền giáo mang tinh thần từ bi vô ngã vị tha của đạo Phật đã dễ dàng nhập thân hành động, đóng góp trí tuệ và công sức cho sự sống còn của dân tộc.
Sử liệu cho thấy sự gắn bó mật thiết của Phật giáo với vận mệnh dân tộc, khổ nhục cùng cam, vinh quang cùng hưởng trong suốt chiều dài lịch sử hơn hai ngàn năm. Mối tương quan sâu đậm này đã hình thành một Phật giáo Việt Nam đầy sức sống với những nét đặc sắc chưa từng thấy.

Trong quá trình phát triển, khởi thủy từ miền Bắc Việt Nam, Phật giáo đã lần truyền xuống miền Trung và miền Nam. Đến miền Nam, thì lại gặp Phật giáo Nam tông (do Phật giáo Khmer truyền đến) đang sinh hoạt mạnh.

Chúng ta đều biết hai hệ phái Phật giáo Bắc tông và Nam tông có sự khác biệt về tư tưởng và hình thức tu học. Vì vậy, khi Phật giáo Bắc tông phát triển sinh hoạt ở miền Nam Việt Nam, đồng thời gặp gỡ hoạt động có sẵn của Phật giáo Nam tông, điều này đã gợi cho Tăng Ni, Phật tử ý nghĩ cũng là đệ tử Phật mà tại sao không hợp nhất lại, để có sự cách biệt như vậy. Ý niệm thống nhất Phật giáo nảy mầm từ thời điểm giao thoa sơ khởi giữa hai hệ Phật giáo như vậy.

Tuy nhiên, trong khi Phật giáo chưa thống nhất được hai hệ phái Bắc tông và Nam tông thì đất nước ta bị Pháp xâm chiếm, vì nhà Nguyễn đã cắt sáu tỉnh Nam Kỳ đặt dưới sự đô hộ của thực dân Pháp.

Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, đạo Phật bị chèn ép tối đa. Hầu hết các ngôi chùa lớn ở thành phố Sài Gòn như chùa Khải Tường ở gần nhà thờ Đức Bà, chùa Từ Ân, hay những chùa được sắc tứ ở thời Nguyễn đều bị thực dân Pháp phá hủy toàn bộ.

Dù giới Phật giáo mang niềm khao khát thống nhất mãnh liệt đến đâu chăng nữa, nhưng đứng trước hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, cũng đành bó tay. Và từ đó dẫn đến tình trạng Phật giáo bị tan rã, từng chùa phải sinh hoạt riêng lẻ, không thể có lãnh đạo chung cho hoạt động Phật giáo. Có thể nói Phật giáo gần như im lìm, chẳng còn chút sức sống.

Tình trạng Phật giáo suy đồi kéo dài mãi đến thế kỷ XX mới có những vị danh tăng xuất hiện như Hòa thượng Thiện Chiếu, Hòa thượng Khánh Hòa, Hòa thượng Khánh Anh, Hòa thượng Từ Phong… Và Phật giáo bắt đầu hoạt động trở lại với sự sáng lập Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học. Sau đó, các hội đoàn khác lần lượt ra đời như Hội Lưỡng Xuyên Phật học, Hội Phật học Nam Việt, Giáo hội Tăng-già Nam Việt, Hội Lục hòa Tăng, Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ. Riêng tại thành phố Sài Gòn lúc ấy, Phật giáo bừng sống với trên 20 hội hoạt động.

Nhưng phải đợi đến ngày đất nước được giải phóng mới mở ra cơ hội thuận tiện để giới Phật giáo thực hiện nguyện vọng thống nhất. Thật vậy, khi đất nước độc lập, các tổ chức quần chúng cũng đều thống nhất. Phật giáo Việt Nam được coi là một tôn giáo gắn liền với dân tộc; vì thế không thể tồn tại tình trạng phân chia Nam Bắc, phân hóa cục bộ nhiều tập đoàn, hệ phái. Đó là quan điểm chung của Tăng Ni, Phật tử cả nước và đã trở thành hiện thực với sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào ngày 7-11-1981, có đầy đủ đại biểu của 9 tập đoàn Phật giáo đại diện cho toàn thể Tăng tín đồ Việt Nam (9 tập đoàn gồm: Giáo hội Phật giáo Cổ truyền VN, GHPGVN Thống nhất, Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy VN, Thiên Thai Giáo Quán  tông, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ VN, Hội Thống nhất Phật giáo VN, Hội Phật học Nam Việt, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước và Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM).

Thành thật mà nói, việc điều hòa sinh hoạt Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn thập niên đầu mới thành lập có phần khó khăn, vì Tăng Ni, Phật tử vẫn còn quen với nếp sinh hoạt theo từng hệ phái riêng lẻ, thường được gọi là biệt truyền. Các hình thức Phật giáo biệt truyền khi hội nhập vào tổ chức thống nhất, sống chung với nhau, đương nhiên cảm thấy bỡ ngỡ, bị ràng buộc, khó thích hợp trong giai đoạn đầu.

Nhưng với thời gian, mọi người con Phật đều ý thức rằng họ cùng tôn thờ một đấng Thế Tôn, cùng sống chung trong một đất nước, nên cần có một mẫu số chung cho sinh hoạt đạo pháp. Ý niệm đúng đắn ấy đã là kim chỉ nam hoạt động của Giáo hội, thể hiện qua phương châm: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức”, nhưng vẫn tôn trọng sự tu hành của biệt truyền đúng Chánh pháp.

Thấm nhuần sâu sắc tinh thần thống nhất tổ chức mà Giáo hội đề ra, Tăng Ni, Phật tử tham gia hoạt động không còn ý nghĩ mình thuộc Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ, hoặc thuộc Phật giáo cổ truyền. Tất cả đều hòa hợp cùng sinh hoạt chung trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức Phật giáo duy nhất hợp pháp tồn tại trong nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặt dưới quyền giám sát của Giáo hội, tất cả tu sĩ đều lãnh thẻ Tăng tịch do Giáo hội cấp phát. Tất cả văn kiện, thủ tục liên quan đến hoạt động đạo pháp đều phải thông qua Giáo hội duyệt xét. Không thể có một hoạt động nào của Phật giáo nằm ngoài Giáo hội.

Về ý nghĩa thống nhất lãnh đạo, chúng ta nhận thấy Hội đồng Trị sự gồm đủ chư tôn đức thuộc mọi hệ phái. Tuy nhiên, vì sinh hoạt theo nghị quyết, tức giải pháp do tập thể lãnh đạo quyết định, nên khi một vấn đề nào được tập thể duyệt xét, chấp thuận, thì tất cả đều phải chấp hành.

Nhờ thống nhất lãnh đạo như vậy, ý thức độc tôn không thể tồn tại. Từ đó, muốn ý kiến đề xuất của mình được chấp nhận, thành viên ấy phải tranh thủ được sự đồng tình của đại chúng thì mới thành quyết định chung của tập thể, mới có giá trị.

Về sự lợi ích của việc tôn trọng hình thái biệt truyền, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là biệt truyền. Ngoài sự thống nhất tư tưởng về giáo pháp, chúng ta còn thấy kinh nghiệm tu hành, sở đắc của từng vị cao tăng khác nhau được truyền thừa qua các đệ tử. Phần biệt truyền này của các sơn môn hệ phái vẫn được Giáo hội tôn trọng. Nhờ vậy, giáo lý Phật chỉ có một, mà sinh hoạt biệt truyền, hay phần tu chứng, đắc pháp thì muôn màu muôn vẻ tạo thành sự hiện hữu nhiều vị danh tăng trong Giáo hội. Chính những kiến thức đa dạng của các bậc danh tăng đã đáp ứng được yêu cầu tri thức của xã hội hiện đại.

Hoạt động của Giáo hội trên cơ sở thống nhất ý chí và hành động, thống nhất tổ chức và lãnh đạo, đồng thời vẫn tôn trọng giáo pháp biệt truyền. Nền tảng thống nhất một cách đúng đắn và vững chắc như vậy, đã đóng góp không ít cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Thật vậy, với sự nỗ lực hoàn thiện, trau dồi đạo hạnh và phát triển Phật sự, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả đáng kể, ghi đậm dấu mốc lịch sử của quá trình thành lập và phát triển của Giáo hội trải qua 7 nhiệm kỳ, điển hình là Giáo hội đã thành lập 63 Ban Trị sự ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đồng thời các Đại giới đàn trang nghiêm trao truyền giới pháp đã được tổ chức ở nhiều tỉnh thành của cả ba miền Nam, Trung, Bắc góp phần xương minh Phật pháp.

Các hoạt động Phật sự tại vùng miền núi Tây Bắc, đại ngàn Tây Nguyên, vùng sông nước miền Tây Nam Bộ cũng được phát triển rõ nét, nói lên hoạt động nhập thế tích cực của Giáo hội trong thời hiện đại.

Đặc biệt là các hội Phật tử Việt Nam tại nước ngoài như Cộng hòa Séc, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Hungary, Ukraine, Ba Lan, Nhật Bản đã được Giáo hội tổ chức và đang hoạt động tốt đẹp.

Về đối ngoại, mối liên hệ giữa Phật giáo Việt Nam với các tổ chức Phật giáo trên thế giới ngày càng mở rộng qua những hội nghị, những cuộc viếng thăm, trao đổi văn hóa, tư tưởng…

Ngoài ra, còn nhiều thành quả đáng trân trọng thuộc các lãnh vực như hoằng pháp, đào tạo giảng sư, văn hóa, các khóa tu tổ chức cho Phật tử trên mọi miền đất nước...
Riêng thành phố Hồ Chí Minh, Thành hội Phật giáo đã được thành lập ngày 4-6-1982, do HT.Thích Trí Tịnh làm Trưởng ban. Đến năm 1998, Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM có nhiều thắng duyên cho Phật giáo thành phố tự đứng lên bằng đôi chân của mình, nghĩa là không nhận sự công trợ của Nhà nước nữa.

Thật vậy, mỗi năm, hoạt động của Phật giáo TP thuộc nhiều lãnh vực đều tự phát triển mạnh mẽ. Ban Trị sự Phật giáo TP đã phối hợp khéo léo với Ban Trị sự Phật giáo 24 quận huyện TP.HCM hoàn thành tốt đẹp công tác thống kê tự viện, lập danh bộ Tăng Ni và cấp Giấy chứng nhận Tăng sĩ chính thức của Giáo hội.

Sự thành công trong việc quản lý cơ sở và thành viên đã tạo cho Phật giáo TP.HCM sức mạnh về tổ chức, về con người và nhiều lãnh vực hoạt động quan trọng.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều ngôi chùa được trùng tu, hoặc xây dựng mới. Đáng kể nhất là ba ngôi chùa tiêu biểu cho ba hệ phái Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ đã được xây dựng với quy mô rộng lớn, trang nghiêm.

Đó là chùa Huê Nghiêm, quận 2, trong khuôn viên rộng hơn 30.000 mét vuông, được bao bọc bởi quần thể vườn cây xanh rộng lớn, tạo nên không khí trong lành cho cư dân và Phật tử về tu tập tại khu đô thị mới phát triển.

Ngôi chùa thứ hai là Pháp viện Minh Đăng Quang có quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng của Hệ phái Khất sĩ miền Nam. Chùa tọa lạc tại quận 2 trong khu diện tích rộng hơn 37.000 mét vuông, với những tầng tháp cao vút và những tòa nhà dành cho nhiều sinh hoạt của chùa.

Ngôi chùa thứ ba là tổ đình Bửu Long trong khuôn viên rộng hơn 11.000 mét vuông, tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây, sông Đồng Nai, thuộc quận 9, TP.HCM, với cảnh quan thoáng mát, thanh tịnh.

Và phải kể đến ngôi Việt Nam Quốc Tự mang dấu ấn lịch sử của Phật giáo Việt Nam. Chùa sắp hoàn thành việc xây dựng để đưa vào hoạt động của Phật giáo thành phố trong năm tới.

Về hệ thống giáo dục, Phật giáo TP.HCM cũng quan tâm nhiều đến việc đào tạo Tăng tài. Từ lớp sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng Phật học đã có hàng ngàn Tăng Ni đang theo học, hoặc đã tốt nghiệp.

Và trên hết, Học viện Phật giáo TP.HCM đã phát triển vượt trội. Cố HT.Minh Châu làm Viện trưởng trong 5 khóa từ 1994-2005. Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân của 5 khóa này là 1.057 vị.

Năm 2005-2011: 1.477 Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân chính quy.

Năm 2009-2015: 938 Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân chính quy và 261 Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân hệ đào tạo từ xa.

Năm 2013-2019: 931 Tăng Ni đang học cử nhân chính quy và 450 Tăng Ni đang học cử nhân hệ đào tạo từ xa.

Chương trình cao học, năm 2011-2015: 8 Tăng Ni tốt nghiệp thạc sĩ. 42 Tăng Ni đang làm luận văn thạc sĩ.

Học viện Phật giáo TP.HCM cũng liên kết với Trường Đại học Sư phạm TP.HCM mở khóa Sư phạm Giáo dục Mầm non khóa I (2015-2019) tại Học viện. Khóa học có 97 Ni sinh.

Từ năm 2005, chương trình cử nhân hệ 4 năm được đổi thành chương trình hệ Tín chỉ. Điều đặc biệt chưa từng có, Học viện TP.HCM đã mở khóa đào tạo thạc sĩ và từng khóa, số lượng Tăng Ni theo học tăng mạnh. Ngoài ra, vấn đề bức bách của Giáo hội, nhất là tại TP.HCM, Tăng Ni theo học các trường Phật học đã phải ở nhà dân, vì các tự viện không thể đáp ứng việc lưu trú. Điều này đã gây ra nhiều bất tiện và không tốt cho việc tu học của Tăng Ni.

Học viện Phật giáo TP.HCM đã giải quyết được tình trạng khó khăn trên cho Tăng Ni. Học viện TP đã sớm hoàn thành các tòa nhà tiện nghi cho Tăng Ni sinh nội trú, chăm lo đầy đủ đời sống vật chất và việc học hành một cách tốt nhất có thể. Đó là điều ước mơ của Tăng Ni, Phật tử từ lâu và đến ngày nay, Phật giáo thành phố đã biến niềm mong ước đó trở thành hiện thực.

Trong các trường lớp nói trên có đủ màu áo của những tu sĩ thuộc tất cả hệ phái, sơn môn, đều cùng học tập chung, tạo thành sự cảm thông, hiểu biết nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Có thể nói đó là biểu tượng tốt đẹp nhất chưa từng có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, một thành quả do sự thống nhất mang đến.

Nhìn thành quả tốt đẹp về giáo dục ngày nay gợi chúng ta nhớ lại tình trạng giáo dục vào trước năm 1945. Ở thời đó, phải nói là khó kiếm được một tu sĩ Phật giáo có trình độ sơ cấp, đừng nói chi đến trình độ cao hơn.

Ngày nay, Giáo hội đã đào tạo được số lượng tu sĩ đáng kể có kiến thức, tốt nghiệp từ phổ thông đến đại học, trên đại học, cũng như các Tăng Ni tốt nghiệp ở nước ngoài về. Điều này khẳng định một tương lai tươi sáng của Phật giáo Việt Nam trên bước đường hoằng truyền Chánh pháp.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến thành quả ấn tượng về hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo TP.HCM. Thể hiện sâu sắc tinh thần từ bi vô ngã vị tha của Phật dạy, trong 35 năm qua, hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo TP được thực hiện từ sự  đóng góp của các mạnh thường quân và các Ban Từ thiện cơ hữu như: Từ thiện xã hội Báo Giác Ngộ, Từ thiện xã hội Ban Hướng dẫn Phật tử, Từ thiện xã hội Gia đình Phật tử, Từ thiện xã hội Ban Phật giáo Quốc tế, Từ thiện xã hội Ban Trị sự 24 quận/huyện. Tất cả đều thực hiện việc từ thiện dưới mọi hình thức như: Tuệ Tĩnh đường, các trường nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ bị chất độc da cam, các lớp học tình thương, các nhà dưỡng lão, các trung tâm cai nghiện và nuôi người bị nhiễm HIV, ủng hộ đồng bào bị thiên tai trong và ngoài nước.

Ngoài những công tác từ thiện trên, những công tác phúc lợi xã hội khác như: xây cầu bê-tông, đắp đường giao thông nông thôn, đóng giếng nước sạch, hiến máu nhân đạo, đóng góp các quỹ từ thiện vì người nghèo, học sinh hiếu học, giúp phụ nữ nghèo vượt khó, tặng xe đạp cho học sinh, xe lăn, xe lắc cho bệnh nhân nghèo, tặng xuồng ghe, hỗ trợ áo quan, hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo bị đục thủy tinh thể, bệnh tim nhi, phát quà Tết, quà Trung thu cho các cháu thiếu nhi, nồi cháo tình thương, bữa ăn từ thiện cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa…

Những việc làm nói  trên cho thấy Phật giáo TP đã hoàn thành rất tốt hoạt động từ thiện xã hội, chẳng những giảm bớt gánh nặng cho công quỹ Nhà nước mà còn góp phần tích cực cho an sinh xã hội.

Theo báo cáo của Ban Trị sự PG TP.HCM vào năm 1982-1987, số tiền đóng góp cho từ thiện xã hội được gần 3 tỷ đồng. Và từ năm 1997 cho đến nay, hoạt động từ thiện xã hội luôn tăng vượt bậc. Cụ thể là: 1997-2012: hơn 1.182 tỷ đồng. Từ  2013 - 6 tháng đầu 2016: hơn 1.204 tỷ đồng và nhiều ngoại tệ, cùng hơn 100 ca hiến máu nhân đạo.

Tổng cộng thành quả từ thiện hơn 2.500 tỷ đồng, tức tăng gấp 833 lần so với thời kỳ đầu mới thành lập, Phật giáo TP.HCM đã đóng vai trò hậu thuẫn mạnh mẽ cho hoạt động từ thiện của Trung ương Giáo hội trong suốt 35 năm qua và cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển khối Đại đoàn kết dân tộc Việt Nam thêm bền vững.

Những thành quả mà Phật giáo đã đạt được khẳng định rằng chủ trương và đường hướng hoạt động của Giáo hội thực sự đúng đắn. Vì vậy, những hoạt động Đạo pháp cũng đã góp phần xây dựng xã hội, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp đáng quý.

Tóm lại, Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của những thành quả lợi ích thiết thực quan trọng, đã tạo lập được trong suốt chiều dài lịch sử gần hai ngàn năm.

Kỷ niệm Giáo hội Phật giáo Việt Nam trải qua chặng đường dài 35 năm, đã đánh dấu một bước trưởng thành đáng trân trọng về nhận thức và hành động của Tăng Ni, Phật tử; đồng thời thể hiện sự hiểu biết sâu sắc tinh thần thống nhất và đoàn kết, cùng nhau thực hiện truyền thống tốt đạo đẹp đời do Giáo hội đề ra.

Chúng tôi kỳ vọng trong tương lai với bối cảnh nhiều thuận lợi cho hoạt động của Giáo hội, cũng như dựa trên nền tảng tốt đẹp đã tạo dựng được, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sẽ phục vụ hữu hiệu hơn nữa cho Đạo pháp và Dân tộc, nâng cao vị trí của Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc và trong cộng đồng quốc tế.

Chủ nhật, 27 Tháng 11 2016 00:57

Phật tử cầu nguyện cho hòa bình ở Indonesia

Hàng trăm Phật tử ở Medan, Bắc Sumatra, đã tổ chức cầu nguyện chung cho hòa bình và khoan dung ở Indonesia, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng tôn giáo trên cả nước.

Khoảng 15.000 tín đồ của tất cả các tông phái Phật giáo đã tham gia vào việc cầu nguyện chung được tổ chức tại Căn cứ Không quân Soewondo ở Medan vào ngày 19-11 qua. Hàng chục nhà sư Phật giáo, thành viên Hạ viện và quan chức địa phương cũng tham gia vào sự kiện trong 2 ngày 

Bộ trưởng Tôn giáo Lukman Hakim Saifuddin đã khởi động buổi cầu nguyện chung vào thứ Sáu tuần rồi, 18-11, được đánh dấu bằng việc thả hàng trăm con chim bồ câu, tượng trưng cho hòa bình và hòa hợp.

Lukman cho biết sự kiện này rất cao quý. "Sự hiện diện của tôi trong sự kiện này không chỉ để đáp lại lời mời của các Phật tử mà điều quan trọng nhất là, tôi muốn đánh giá cao sự kiện đáng trân trọng này", Lukman nói thêm rằng hy vọng, sẽ có nhiều sự kiện cầu nguyện chung hơn được tổ chức bởi các Phật tử ở Indonesia.

Thống đốc Bắc Sumatra Erry Nuradi cũng đánh giá cao việc cầu nguyện chung của những người theo Phật giáo Indonesia với chủ đề "Vì Đất nước tôi, Indonesia".

Tại sự kiện này, ông nói thêm, tất cả các tín đồ tôn giáo đã cầu nguyện với một hy vọng rằng Indonesia có thể vẫn còn trong tình trạng an toàn, yên bình để tất cả các chương trình nghị sự phát triển có thể diễn ra tốt đẹp.

Người đứng đầu ủy ban tổ chức Sutrisno nói rằng sau buổi cầu nguyện chung vào Chủ nhật, 20-11. tất cả các Phật tử sẽ tham gia vào sự kiện hiến máu. "Chúng tôi tổ chức sự kiện này một cách chân thành vì hòa bình và hòa hợp ở Indonesia"

Văn Công Hưng (theo The Jakarta Post)

Đức Dalai Lama thuyết giảng cho hàng ngàn Phật tử ở Mông Cổ

Đức Dalai Lama đã nói chuyện với các tín đồ tại tu viện Gandantegchinlen hôm thứ Bảy tuần qua (19-11) và nói về chủ nghĩa vật chất - nhân bắt đầu chuyến thăm 4 ngày mà theo như Mông Cổ nói là thuần túy tôn giáo và sẽ không bao gồm các cuộc gặp với các quan chức.

Hôm sau, Chủ nhật, Đức Dalai Lama đã có thời tụng kinh đặc biệt.

Các nhân vật tôn giáo Mông Cổ nói chuyến thăm này có thể là cuối cùng đối với vị Lạt-ma 81 tuổi, và một số đệ tử của ngài đã đi hàng trăm dặm để được gặp ngài bất chấp nhiệt độ lạnh nhất của tháng 11.

Daritseren, một người dân tộc Mông từ Siberia của Nga - cho biết - cô nghe nói rằng Đức Dalai Lama đã đến thăm và cô đã cùng đi với 40 người khác trong 15 giờ để kịp nghe ngài thuyết giảng.

Boldbaatar, một người chăn gia súc 75 tuổi, cho biết ông đã vội vã đến đây từ khoảng cách 200 km.

"Tôi đã già", ông nói. "Có lẽ tôi sẽ nhìn thấy ngài, hiện thân của trí tuệ và từ bi lần cuối cùng".

Các học giả tôn giáo nói rằng Đức Dalai Lama được kỳ vọng sẽ hỗ trợ trong việc tìm kiếm hóa thân thứ 10 của Jebtsundamba Khutuktu, một Lạt-ma cao cấp trong Phật giáo.

_Văn Công Hưng (theo AKIpress)_
Chủ nhật, 27 Tháng 11 2016 00:53

Nepal: Bảo tháp Boudhanath mở cửa lại

Một năm rưỡi sau trận động đất khổng lồ phá hủy hàng trăm di tích lịch sử quý giá, Nepal hôm 22-11, đã kỷ niệm việc trùng tu di tích Phật giáo mang tính biểu tượng Kathmandu.

Tháp Boudhanath, một trong những di sản UNESCO ở Nepal đã bị hư hỏng nghiêm trọng trong một trận động đất năm ngoái, đã được mở cửa trở lại cho công chúng vào thứ Ba này sau khi hoàn thành việc tái thiết.

Thủ tướng Pushpa Kamal Dahal hay còn gọi là Prachanda, khánh thành bảo tháp Boudhanath cao 36 mét trước công chúng ở Kathmandu, đã cảm ơn Ấn Độ cũng như Trung Quốc đã mở rộng hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng lại ngôi tháp Phật giáo cổ này.

Bộ trưởng nội các, các quan chức chính phủ cấp cao và các nhà ngoại giao nước ngoài đã có mặt tại lễ khai trương.

Bảo tháp Boudhanath là di sản đầu tiên được cải tạo sau trận động đất tàn phá Himalaya vào 25-4 năm ngoái.

Trận động đất làm chết hơn 9.000 người, khiến hàng nghìn người bị thương và phá hủy hoặc làm hư hại một số lượng lớn các tòa nhà. Việc tái tạo, bắt đầu 2 tháng sau trận động đất và được hoàn thành vào đầu tháng này với giá 2,1 triệu USD.

Việc cải tạo nâng cấp các di sản khác vẫn đang được tiến hành hoặc trong giai đoạn đầu, nhà chức trách cho biết. Các nhà sư đã thực hiện nghi lễ trì chú, sái tịnh sau khi hoàn thành trùng tu vào ngày 18-11.

Boudhanath - bảo tháp lớn nhất ở Nepal, được coi là ngôi tháp linh thiêng nhất của Phật giáo Tây Tạng bên ngoài Tây Tạng, khiến ngôi tháp trở thành trung tâm văn hóa Tây Tạng tại Kathmandu. Hàng ngàn du khách trong nước và quốc tế đến thăm ngôi tháp này hàng năm.

Văn Công Hưng (theo IANS)

«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»
Trang 4 trong tổng số 12

Ảnh Đẹp

1 7.jpg
  • MP3 Nghe Nhiều

  • Tin Mới

  • Tin Đọc Nhiều

Suy Niệm Lời Phật Dạy

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness

Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)

Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)

Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)

Lịch và Đồng hồ

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player