Thần chú Đại bi, đủ hay thiếu?
LTS: Chú Đại bi là thần chú quen thuộc, rất phổ biến, được Tăng Ni và Phật tử trì tụng hàng ngày, có mặt hầu hết trong các kinh Nhật tụng và nghi thức tụng niệm. Lâu nay, trong giới Phật giáo, có nhiều ý kiến về việc chú Đại bi bị thiếu năm âm ‘na ma bà tát đa’ và đề nghị Giáo hội bổ sung để cho kinh Nhật tụng được hoàn chỉnh. Mặc dù các nhà nghiên cứu Phật học đã có nhiều cách lý giải khác nhau cho sự ‘thiếu, đủ’ này. Nay, Giác Ngộ trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một nghiên cứu đối chiếu của tác giả Hạo Nhiên, khẳng định chú Đại bi không hề bị thiếu, đồng thời thiết tha kêu gọi những độc giả quan tâm, chia sẻ thêm về vấn đề này. GN Chú Đại bi là một trong những bài thần chú dài, xuất hiện và thịnh hành trong giới Phật giáo Trung Quốc vào các thời Đường, Tống. Ở Việt Nam, ta không biết chú Đại bi được Tăng Ni, Phật tử trì tụng từ thời nào, nhưng phổ biến nhất có lẽ là ở thời cận đại, từ khi có kinh Nhật tụng ấn hành bằng chữ Quốc ngữ được phát hành rộng rãi. Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni, Vô ngại đại bi đà-la-ni, Cứu khổ đà-la-ni, Diên thọ đà-la-ni, Diệt ác thú đà-la-ni, Phá ác nghiệp chướng đà-la ni, Mãn nguyện đà-la-ni, Tùy tâm tự tại đà-la-ni, Tốc siêu thập địa đà-la-ni. Theo ghi chép trong Kinh tạng, bài chú này đã được 99 ức hằng hà sa số chư Phật trong quá khứ tuyên thuyết (đã được chư Phật nhiều bằng số cát trong 99 ức con sông Hằng tuyên thuyết), và Bồ-tát Quán Thế Âm đã thọ trì thần chú này từ nơi Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai. Lúc bấy giờ, Bồ-tát Quán Thế Âm mới ở ngôi Sơ địa, một lần nghe được thần chú này lập tức vượt lên ngôi Bát địa, cho nên Bồ-tát sinh tâm hoan hỷ, phát thệ nguyện phổ biến rộng rãi thần chú này để làm lợi lạc chúng sinh. Lời phát nguyện lập tức ứng nghiệm, ngay trên thân Bồ-tát Quán Thế Âm sinh ra ngàn tay ngàn mắt. Trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu (ĐTK/ĐCTT), những bản kinh liên quan đến bài chú này có rất nhiều, ở đây xin liệt kê một số kinh tiêu biểu: - Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh, 2 quyển, do Bất Không dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1056). - Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh, 2 quyển, do Trí Thông dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1057). - Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát mụ đà-la-ni thân kinh, 1 quyển, do Bồ-đề-lưu-chí (Bodhiruci) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1058). - Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh, 1 quyển, do Già-phạm-đạt-ma (Bhagavaddharma) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1060). - Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản, 1 quyển, do Kim Cang Trí (Vajrabodhi) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1061). - Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại thân chú bản, 1 quyển, cũng do Kim Cang Trí dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1062). - Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại bi tâm đà-la-ni, 1 quyển, do Bất Không (Amoghavajra) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1064). - Thiên quang nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát bí mật pháp kinh, 1 quyển, do Tô-phược-la dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1065). - Đại bi tâm đà-la-ni tu hành niệm tụng lược nghi, 1 quyển, cũng do Bất Không dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1066). - Thiên thủ Quán Âm tạo thứ đệ pháp nghi quỹ, 1 quyển, do Thiện Vô Úy (Śubhākarasiṃha) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1068). - Thiên thủ nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh Sa-môn Tri Lễ biên tập vào đời nhà Tống (ĐTK/ĐCTT, tập 46, kinh số 1950). - Đại bi khải thỉnh, Khuyết dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 85, kinh số 2843). Trong những tác phẩm trên, toàn văn bài chú giữa các kinh khác nhau cũng có những sai biệt về số câu và số chữ. Chẳng hạn, bản dịch của Trí Thông (Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh, quyển Thượng), và bản dịch của Bồ-đề-lưu-chí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát mụ đà-la-ni thân kinh) thì toàn văn bài chú Đại bi có 94 câu. Bản dịch của Kim Cang Trí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản) thì có 113 câu. Bản dịch của Bất Không (Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh, quyển Hạ) thì có 40 câu. Bản dịch của Già-phạm-đạt-ma (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh) thì có 82 câu… Điều quan trọng là, tất cả các bài chú Đại bi trong những bản kinh thuộc Đại tạng kinh Đại chính tân tu,đều không có năm chữ ‘na ma bà tát đa’ (那摩婆薩哆). Do đó, nghi thức tụng niệm lưu hành ở Việt Nam từ trước đến nay đều y cứ vào Đại tạng kinh, nên không có năm chữ này là điều tất nhiên! Thêm nữa, từ trước đến nay, cả hai truyền thống Mật giáo và Hiển giáo, đều sử dụng bản dịch của Già-phạm-đạt-ma để trì tụng, mà bản dịch này vốn không có năm âm ‘na ma bà tát đa’; nguyên bản bài chú này phân chia thành 82 câu, nhưng sau này phân chia thành 84 câu. Gần đây, các nước sử dụng chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng đều sử dụng bản dịch của một học giả người Nhật, mà toàn văn bài chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa’ vốn không có trong bản dịch của hai vị đại sư Bất Không và Già-phạm-đạt-ma. Bản chữ Phạn cũng được trưng ra để làm y cứ cho các bản dịch ra chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng mới. Theo chỗ chúng tôi tìm kiếm, thì chỉ có bốn bản kinh nằm trong Tục tạng kinh chữ Vạn, liên quan đến chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa’, đó là: - Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh tôn giả Tri Lễ biên tập nghi quỹ lần đầu, Hoa sơn Luật sư Độc Thể hiệu đính và Gia hòa Sa-môn Tịch Xiêm thêm vào hình tượng, chú Đại bi có 84 câu, trong đó câu thứ 16 có năm âm ‘na ma bà tát đa’ (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1480). - Pháp giới thánh phàm thủy lục thắng hội tu trai nghi quỹ, do Tứ minh Đông Hồ Sa-môn Chí Bát cẩn soạn đời Tống, Sa-môn Châu Hoằng ở chùa Vân Thê, làng Cổ Hàng, hiệu đính vào đời nhà Minh, chú Đại bi có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ với lời chú thích ‘Bản tiếng Tây Tạng không có 5 âm này [藏本無此五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1497). - Pháp giới thánh phàm thủy lục đạo tràng pháp luân bảo hối, chú Đại bi có 82 câu, trong đó câu 16 có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng lại để trong ngoặc với lời chú thích là ‘bản lưu truyền ở thế gian có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ [世本有那摩婆薩哆五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1499). - Quán Thế Âm trì nghiệm ký, quyển Hạ, do Thích Tuân Thức, tăng nhân của Thiên Thai tông, thời Bắc Tống biên soạn. Tác phẩm này dẫn chú Đại bi do Bất Không dịch, có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng như chúng ta thấy, trong ĐTK/ĐCTT, tác phẩm của Bất Không dịch không có năm âm này.
Hạo Nhiên
Thần chú Đại bi, đủ hay thiếu?
LTS: Chú Đại bi là thần chú quen thuộc, rất phổ biến, được Tăng Ni và Phật tử trì tụng hàng ngày, có mặt hầu hết trong các kinh Nhật tụng và nghi thức tụng niệm. Lâu nay, trong giới Phật giáo, có nhiều ý kiến về việc chú Đại bi bị thiếu năm âm ‘na ma bà tát đa’ và đề nghị Giáo hội bổ sung để cho kinh Nhật tụng được hoàn chỉnh. Mặc dù các nhà nghiên cứu Phật học đã có nhiều cách lý giải khác nhau cho sự ‘thiếu, đủ’ này. Nay, Giác Ngộ trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một nghiên cứu đối chiếu của tác giả Hạo Nhiên, khẳng định chú Đại bi không hề bị thiếu, đồng thời thiết tha kêu gọi những độc giả quan tâm, chia sẻ thêm về vấn đề này. GN Chú Đại bi là một trong những bài thần chú dài, xuất hiện và thịnh hành trong giới Phật giáo Trung Quốc vào các thời Đường, Tống. Ở Việt Nam, ta không biết chú Đại bi được Tăng Ni, Phật tử trì tụng từ thời nào, nhưng phổ biến nhất có lẽ là ở thời cận đại, từ khi có kinh Nhật tụng ấn hành bằng chữ Quốc ngữ được phát hành rộng rãi. Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni, Vô ngại đại bi đà-la-ni, Cứu khổ đà-la-ni, Diên thọ đà-la-ni, Diệt ác thú đà-la-ni, Phá ác nghiệp chướng đà-la ni, Mãn nguyện đà-la-ni, Tùy tâm tự tại đà-la-ni, Tốc siêu thập địa đà-la-ni. Theo ghi chép trong Kinh tạng, bài chú này đã được 99 ức hằng hà sa số chư Phật trong quá khứ tuyên thuyết (đã được chư Phật nhiều bằng số cát trong 99 ức con sông Hằng tuyên thuyết), và Bồ-tát Quán Thế Âm đã thọ trì thần chú này từ nơi Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai. Lúc bấy giờ, Bồ-tát Quán Thế Âm mới ở ngôi Sơ địa, một lần nghe được thần chú này lập tức vượt lên ngôi Bát địa, cho nên Bồ-tát sinh tâm hoan hỷ, phát thệ nguyện phổ biến rộng rãi thần chú này để làm lợi lạc chúng sinh. Lời phát nguyện lập tức ứng nghiệm, ngay trên thân Bồ-tát Quán Thế Âm sinh ra ngàn tay ngàn mắt. Trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu (ĐTK/ĐCTT), những bản kinh liên quan đến bài chú này có rất nhiều, ở đây xin liệt kê một số kinh tiêu biểu: - Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh, 2 quyển, do Bất Không dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1056). - Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh, 2 quyển, do Trí Thông dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1057). - Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát mụ đà-la-ni thân kinh, 1 quyển, do Bồ-đề-lưu-chí (Bodhiruci) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1058). - Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh, 1 quyển, do Già-phạm-đạt-ma (Bhagavaddharma) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1060). - Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản, 1 quyển, do Kim Cang Trí (Vajrabodhi) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1061). - Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại thân chú bản, 1 quyển, cũng do Kim Cang Trí dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1062). - Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại bi tâm đà-la-ni, 1 quyển, do Bất Không (Amoghavajra) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1064). - Thiên quang nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát bí mật pháp kinh, 1 quyển, do Tô-phược-la dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1065). - Đại bi tâm đà-la-ni tu hành niệm tụng lược nghi, 1 quyển, cũng do Bất Không dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1066). - Thiên thủ Quán Âm tạo thứ đệ pháp nghi quỹ, 1 quyển, do Thiện Vô Úy (Śubhākarasiṃha) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1068). - Thiên thủ nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh Sa-môn Tri Lễ biên tập vào đời nhà Tống (ĐTK/ĐCTT, tập 46, kinh số 1950). - Đại bi khải thỉnh, Khuyết dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 85, kinh số 2843). Trong những tác phẩm trên, toàn văn bài chú giữa các kinh khác nhau cũng có những sai biệt về số câu và số chữ. Chẳng hạn, bản dịch của Trí Thông (Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh, quyển Thượng), và bản dịch của Bồ-đề-lưu-chí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát mụ đà-la-ni thân kinh) thì toàn văn bài chú Đại bi có 94 câu. Bản dịch của Kim Cang Trí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản) thì có 113 câu. Bản dịch của Bất Không (Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh, quyển Hạ) thì có 40 câu. Bản dịch của Già-phạm-đạt-ma (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh) thì có 82 câu… Điều quan trọng là, tất cả các bài chú Đại bi trong những bản kinh thuộc Đại tạng kinh Đại chính tân tu,đều không có năm chữ ‘na ma bà tát đa’ (那摩婆薩哆). Do đó, nghi thức tụng niệm lưu hành ở Việt Nam từ trước đến nay đều y cứ vào Đại tạng kinh, nên không có năm chữ này là điều tất nhiên! Thêm nữa, từ trước đến nay, cả hai truyền thống Mật giáo và Hiển giáo, đều sử dụng bản dịch của Già-phạm-đạt-ma để trì tụng, mà bản dịch này vốn không có năm âm ‘na ma bà tát đa’; nguyên bản bài chú này phân chia thành 82 câu, nhưng sau này phân chia thành 84 câu. Gần đây, các nước sử dụng chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng đều sử dụng bản dịch của một học giả người Nhật, mà toàn văn bài chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa’ vốn không có trong bản dịch của hai vị đại sư Bất Không và Già-phạm-đạt-ma. Bản chữ Phạn cũng được trưng ra để làm y cứ cho các bản dịch ra chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng mới. Theo chỗ chúng tôi tìm kiếm, thì chỉ có bốn bản kinh nằm trong Tục tạng kinh chữ Vạn, liên quan đến chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa’, đó là: - Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh tôn giả Tri Lễ biên tập nghi quỹ lần đầu, Hoa sơn Luật sư Độc Thể hiệu đính và Gia hòa Sa-môn Tịch Xiêm thêm vào hình tượng, chú Đại bi có 84 câu, trong đó câu thứ 16 có năm âm ‘na ma bà tát đa’ (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1480). - Pháp giới thánh phàm thủy lục thắng hội tu trai nghi quỹ, do Tứ minh Đông Hồ Sa-môn Chí Bát cẩn soạn đời Tống, Sa-môn Châu Hoằng ở chùa Vân Thê, làng Cổ Hàng, hiệu đính vào đời nhà Minh, chú Đại bi có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ với lời chú thích ‘Bản tiếng Tây Tạng không có 5 âm này [藏本無此五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1497). - Pháp giới thánh phàm thủy lục đạo tràng pháp luân bảo hối, chú Đại bi có 82 câu, trong đó câu 16 có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng lại để trong ngoặc với lời chú thích là ‘bản lưu truyền ở thế gian có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ [世本有那摩婆薩哆五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1499). - Quán Thế Âm trì nghiệm ký, quyển Hạ, do Thích Tuân Thức, tăng nhân của Thiên Thai tông, thời Bắc Tống biên soạn. Tác phẩm này dẫn chú Đại bi do Bất Không dịch, có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng như chúng ta thấy, trong ĐTK/ĐCTT, tác phẩm của Bất Không dịch không có năm âm này.
Hạo Nhiên
Duy ngã độc tôn
Chỉ phần sau câu tuyên bố của Bồ-tát trong hai kinh trên là có khác. Kinh Đại bản duyên ghi: “Bồ-tát khi sinh do hông phải của mẹ mà ra, chuyên niệm không tán loạn. Ngài từ hông phải ra, vừa đến đất, không cần người đỡ, liền đi bảy bước, nhìn khắp bốn phương, rồi đưa tay lên nói rằng: Trên trời dưới đất, duy chỉ có Ta là tôn quý. Ta sẽ cứu độ chúng sinh khỏi sinh, già, bệnh, chết” (HT.Thích Tuệ Sỹ dịch).
Còn kinh Đại bản ghi: “Bồ-tát khi sinh ra, Ngài đứng vững trên hai chân, mặt hướng phía Bắc bước đi bảy bước, một lọng trắng che trên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lớn tiếng như con ngưu vương thốt ra lời như sau: Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời. Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sinh ở đời này nữa” (HT.Thích Minh Châu dịch).
Nếu căn cứ theo mạch văn câu nói của Phật trong kinh Đại bản thì từ “ta” (ngã) là chỉ Đức Phật. Đức Phật tuyên bố Ngài là bậc tối thượng, tối tôn, cao quý nhất trên đời. Đời sống này là đời sống cuối cùng của Ngài, sau đời sống này Ngài không còn tái sinh trở lại thế gian nữa. Đó tuyệt nhiên không phải là lời nói ngã mạn, tự cao tự đại, mà là lời nói khẳng định sự thật. “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” có nghĩa là trên trời dưới thế chỉ có Ta là bậc tôn quý đáng kính. Chữ “độc tôn” chỉ vị trí tôn kính duy nhất, chỉ một mà không có người thứ hai, điều này Đức Phật cũng đã khẳng định trong nhiều kinh chứ không chỉ trong lời tuyên bố này, xin sẽ nói sau.
Có nhiều người hiểu “Duy ngã độc tôn” là chỉ có chân ngã là tôn quý hay chỉ có đại ngã là tôn quý. Một số người khác thì bảo “Duy ngã độc tôn” là chỉ có ngã chấp là bao trùm cả thế gian từ cõi trời cho đến các cõi khác. Theo tôi thì không nên suy diễn quá nhiều, chỉ cần hiểu sát nghĩa câu nói của Đức Phật thôi, và tôi nghĩ hiểu như thế chẳng phải sai vì có căn cứ trong kinh điển Nguyên thủy.
Đức Phật là một chúng sinh giác ngộ và chứng nhập chân lý, thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ-đề mà chưa một chúng sinh nào trong hiền kiếp hiện tại có khả năng làm được điều đó. Ngài là bậc thầy của trời người, là bậc có trí tuệ và đức hạnh đầy đủ, bậc không có người vượt qua, bậc đáng tôn trọng nhất trên thế gian, bậc đáng được cúng dường, là bậc tự tại trong ba cõi thì quả thật chỉ có Ngài ở vị trí độc tôn chứ không còn ai nữa.
Trong kinh Tăng chi bộ I, Đức Phật đã từng xác định: “Sự kiện này không xảy ra, này các Tỳ-kheo, không có được trong một thế giới có hai vị A-la-hán Chánh đẳng giác (Phật), không trước không sau, xuất hiện một lần. Sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo, trong một thế giới chỉ có một vị A-la-hán Chánh đẳng giác xuất hiện, sự kiện này có xảy ra” (HT.Thích Minh Châu dịch). Như thế có thể nói vị trí của Đức Phật trong hiền kiếp hiện tại ở thế giới Ta-bà này là độc nhất vô nhị.
Cũng trong kinh Tăng chi bộ I, Đức Phật giải thích rõ tại sao Ngài là người vô song, là người độc nhất vô nhị, đây là sự thật chân lý về Phật bảo: “Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tự, không có người ngang hàng, đặt ngang hàng, là bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán Chánh đẳng giác, người này khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có người ngang hàng, không có ai đặt ngang hàng, ngang bằng tối thắng, bậc tối thắng giữa các loài hai chân”.
Kinh Trung bộ III, Đức Phật nói rõ nguyên nhân vì sao Ngài là bậc vô song, độc nhất vô nhị: “Không thể có một Tỳ-kheo, này Bà-la-môn, thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh đẳng giác đã thành tựu. Này Bà-la-môn, Thế Tôn là bậc làm khơi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được nói, là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và này, các đệ tử là những vị sống hành đạo và tùy hành, sẽ thành tựu đạo quả”. Vì những điều đó mà Đức Phật là một bậc tối tôn vô thượng.
Đây là một sự thật mà chúng sinh phải thừa nhận, sự khẳng định “Duy ngã độc tôn” của Ngài không phải là lời tự đề cao, tự tôn xưng. Ngài đã tận diệt tất cả phiền não lậu hoặc thì làm gì có lòng kiêu mạn ở đây.
Diệu Thể
Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người.
Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, khó gặp được ở đời. Của người nào? Của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỷ-kheo, khó gặp được ở đời. Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người vi diệu. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người vi diệu. Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác. Một người này, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất lai, là sự chứng ngộ quả Bất lai, là chứng ngộ quả A-la-hán. Của một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang... là sự chứng ngộ quả A-la-hán. (Kinh Tăng chi bộ I, chương 1, phẩm Một người, phần Như Lai,
VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.46) |
Nguồn: https://giacngo.vn/phathoc/2018/05/29/7E749B/
Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN
Ý niệm Đản sanh của đức Phật qua kinh Phổ Diệu
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa, thuộc hệ Phương Đẳng.
Tuy nhiên, mở đầu kinh này mô tả cuộc đời đức Phật với nhiều điểm tương đồng với quan điểm của Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada); phái này thuộc phái Tiểu thừa. Kinh Phổ diệu do S. Lefmann xuất bản, ông là người đầu tiên đưa ra bản dịch chương đầu kinh này tại Berlin năm 1875. Học giả vĩ đại người Bengali Bajendralal Mitra đã chuẩn bị một bản dịch tiếng Anh cho bộ sưu tập Bibliotheca Indica gồm ba quyển đã được ra đời. (Calcutta, 1881 đến 1886). Ông ta cũng đã đưa ra một bản chưa hoàn chỉnh. Một bản dịch bằng tiếng Pháp của Foucaux xuất hiện ở Paris trong Annals du Musee Guimet, vol. VI, XIX, (Paris, 1887-1892). Bản dịch tiếng Hoa của kinh này mô tả cuộc đời đức Phật tương đồng với sự mô tả của Nhất thiết hữu bộ. Tác phẩm Romantic Legend của Beal là một bản dịch rút ngắn từ bản tiếng Hán kinh Abhinish-Kramana Sutra, bản Sanskrit của kinh này không còn, nhưng nó được dịch sang tiếng Hán rất sớm từ năm 587 stl. Bản kinh này lại mô tả lịch sử đức Phật tương đồng với quan điểm của Pháp mật bộ/Đàm-vô-đức (Dharmaguptas). Tuy nhiên, tư tưởng Đại thừa đã thể hiện ngay tiêu đề “Lalitavistara” (tường thuật về thần thông diệu dụng của đức Phật) của bản kinh này. Như vậy cuộc đời của đức Phật trên trần gian được mô tả như là điều vi diệu của một con người siêu xuất thế gian. Hình tượng quá độ Nhưng lúc đó, trong tạng Pāli, đức Phật được giới thiệu với lối mở đầu rập khuôn tương tự với cách diễn đạt và có một số đệ tử chung quanh, hay ít nhất có đầy đủ đại chúng ‘500 tỷ-khưu’ và tức thì pháp hội giảng kinh chính thức bắt đầu. Trong kinh Phổ diệu, cũng như trong kinh Phương đẳng là một quang cảnh long trọng, bao phủ bởi hào quang thiêng liêng. Ngài được bao quanh bởi đại chúng gồm 12.000 vị tỷ-khưu và hơn 32.000 Bồ-tát, ‘tất cả đều là nhất sanh sở hệ Bồ-tát, tất cả đều xuất sinh với sự viên mãn của một Bồ-tát, tất cả đều có được trí huệ của một Bồ-tát, tất cả đều có được các thứ thần thông vi diệu...’ Trong thiền định lúc nửa đêm, từ nhục kế đức Phật phóng ra luồng hào quang xuyên suốt các cõi trời và chấn động cả chư thiên. Lát sau, lập tức phát ra khúc hát tán thán đức Phật tối thắng và ngay sau đó, Iśvara (Thiên chủ) xuất hiện cùng chư thiên đến trước đức Phật, quỳ dưới chân Phật và cầu thỉnh Ngài giảng nói kinh Phương quảng thù thắng có tên là Phổ Diệu để cứu độ và hạnh phúc cho thế gian. Điểm nổi bật của kinh này là những lời tán thán tối tôn của thiên chủ và chư thiên về thần thông vi diệu của đức Phật; chư Phật quá khứ cũng tán dương điều này, đức Thích Tôn tán đồng bằng sự im lặng. Sau những giới thiệu chi tiết nầy, kinh bắt đầu mô tả cuộc đời đức Phật, đây là nội dung chính và xuyên suốt của tác phẩm này. Kinh này mô tả cuộc đời của Ngài tương đồng với nội dung phần II của kinh Nidanakath, thuộc Bản sanh truyện. Ý niệm đản sinh của đức Phật Bồ-tát an trụ trên cung trời Đâu-suất trong một cung điện nguy nga tráng lệ. Bồ-tát được dâng tặng hơn cả trăm danh hiệu cao quý, và hàng chục thiên cung để Ngài cư ngụ. Dưới âm thanh của dàn nhạc trời gồm 8 vạn bốn ngàn chiếc trống cầu thỉnh Ngài thị hiện ở thế gian để khởi đầu ý nguyện cứu độ chúng sinh. Sau thời gian dài tìm hiểu trong số đông những gia đình ưu tú, nghèo hèn, vương tộc đều được xem xét cẩn thận, và sau cùng Bồ-tát quyết định thọ sanh vào gia đình vua Tịnh Phạn, trong bào thai hoàng hậu Maya. Hoàng hậu là người có đủ phẩm tính thân mẫu của một đức Phật. Sắc đẹp hoàn hảo của bà được mô tả đến từng chi tiết, đó là đức hạnh và trinh khiết. Bên cạnh đó, trong tất cả các phụ nữ Ấn Độ, bà là người duy nhất được chọn để đức Phật tương lai nhập thai, vì trong bà có sự hoà hợp sức mạnh của cả vạn con voi. Ý niệm nầy được phát triển với sự hộ trì của chư thiên sau khi Bồ-tát đã quyết định nhập vào thai mẹ bằng hình tướng của một con voi. Chư thiên chuẩn bị không những một trụ xứ như thiên đường cho hoàng hậu Maya cư ngụ trong thời gian mang thai, mà còn kiến trúc một cung điện bằng ngọc quý ngay trong bụng của bà để Bồ-tát có thể không bị vấy bẩn trong suốt 10 tháng trụ thai. Trong bảo điện, Bồ-tát ngồi một cách nhu nhuyến dịu dàng. Nhưng thân Ngài phát ra ánh sáng huy hoàng rực rỡ, và chính luồng ánh sáng đó lan rộng ra hằng dặm từ bào thai của mẹ ngài. Một cơn đau đến với hoàng hậu Maya và được điều phục ngay sau khi bà đưa tay lên đầu. Và bất kỳ khi nào bà nhìn phía bên phải của mình, bà đều thấy Bồ-tát trong bào thai mình như là một người trông thấy khuôn mặt chính mình trong gương. Thế rồi Bồ-tát trong thai mẹ làm cho chư thiên vui thích bằng những bài giảng pháp và Phạm thiên đều tuân theo mọi gợi ý của Ngài. Ý niệm về việc sinh hạ của Bồ-tát cũng như vậy. Nó được diễn ra cùng với những điều thần diệu và những điềm lành. Trong vườn Lâm-tì-ni, Bồ-tát hạ sanh theo cách như chúng ta đã biết qua vô số mẫu dạng kiến trúc, không giống như một con người bình thường mà một Đấng Tối Thắng (Exalted Being), một Mahapurusha, “The Great Spirit”. Hoa sen đỡ dưới mỗi bước chân của hoàng tử sơ sanh báo cho mọi người biết sự cao quý của Ngài khi bước đi bảy bước về phía sáu hướng chính. Tội bất tín Ở đây câu chuyện bị cắt ngang bởi cuộc đối thoại giữa A-nan và đức Phật, trong đó có đề cập đến những người không tin sự nhiệm mầu khi Bồ-tát đản sanh (chương vii, p. 87 – 9). Niềm tin vào đức Phật, được dạy là một thành phần cốt yếu của tín ngưỡng: Tại sao cuộc đối thoại nầy xuất hiện ngay đây chắc hẳn là không do ngẫu nhiên, nhưng nó dựa trên thực tế chính là có liên quan với truyện kể về ý niệm đản sanh của đức Phật mà kinh Phổ diệu đã tách ra, rất đáng chú ý từ những trường phái Phật giáo khác trong tính quá độ như đối với tính chất huyền diệu mà không quá lâu trong chiều hướng tương lai của câu chuyện. Thực vậy, ở đây thường có sự hài hòa rất cao đối với những mô tả cổ xưa nhất trong tạng Pāli, có nghĩa là, trong Mahavagga của Luật tạng (Vinayapiṭaka), dù có lẽ nó được ghi chú một cách tình cờ rằng các kệ tụng trong kinh Phổ diệu xuất hiện lâu đời hơn phần kệ có trong tạng Pāli (Đối chiếu kinh Phổ diệu trong truyền thống Pāli do Oldenberg thực hiện trong OC, V, 1882, vol. 2, p. 117 to 122 và Windisch trong tác phẩm Mara and Buddha’ and Buddha’s Birth cũng như do Kern trong SBE, vol. 21, p. xi ff.) Tạng Pāli và Sanskrit Hai bản văn ở hai tạng trong mỗi trường hợp đều không tùy thuộc lẫn nhau; nhưng cả hai đều trở lùi lại chung một truyền thống cổ xưa hơn. Mà thậm chí ở đây kinh Phổ diệu có nhiều điều không có trong bản cổ xưa. Hai tình tiết cá biệt là không đáng để ý. Một tình tiết trong những chỗ nầy (chương 8) lại kể rất tỉ mỉ khi Bồ-tát còn nhỏ, Ngài được nuôi dưỡng bởi người mẹ kế, kể về các ngôi đền và các hình tượng chư thiên sùng bái, đặt Ngài lên trên bệ để đảnh lễ ngay dưới chân Ngài như thế nào. Chương khác (chương 10) kể lại lần đầu tiên đức Phật đến trường học. Đức Phật đến trường học Với một đoàn tùy tùng gồm 10 ngàn cậu bé với những phô bày rất thiện hảo, với sự tham dự của chư thiên–8000 thiên nữ cùng lúc rải hoa trước Ngài–vị Bồ-tát thiếu niên chào mừng lễ được nhận vào trường học. Thầy hiệu trưởng không chịu đựng nỗi niềm vinh quang của một thiên thần hoá sanh và ông ta liền bất tỉnh ngã lăn xuống đất. Một thiên thần đỡ ông ta dậy và hồi tỉnh cho ông với sự giải thích rằng các vị Bồ-tát đều là những bậc Tối thắng và không cần phải học nữa, nhưng các Ngài đến trường chỉ vì tuỳ thuận tiến trình thế gian. Rồi Bồ-tát làm sửng sốt ông hiệu trưởng với câu hỏi về 64 mẫu tự mà ông ta sẽ dạy cho Ngài. Và Ngài kể tất cả lần lượt 64 mẫu tự, trong đó gồm cả những nét của tiếng Hán và của Huns–những mẫu tự thậm chí thầy giáo cũng không biết cả tên gọi. Sau cùng, với một vạn cậu bé, Ngài bắt đầu buổi học với những mẫu tự. Cùng với mỗi mẫu tự, Ngài đều nói ra mỗi câu châm ngôn thông tuệ. Theo Gurupuja Kaumudi (p. 116 f.) của E. Kuhn, hai truyền thuyết về thời thiếu niên của đức Phật nầy có lẽ phù hợp với kinh Ngụy tạo (Gospels Apocrypha), kể chuyện tương tự về thời thiếu niên của chúa Jesus. Chương 12 và 13 còn có những tình tiết không có trong tiểu sử đức Phật. (Winternitz, WZKM 1912, p. 237 f.) Về mặt khác, trong tiến trình xa hơn của chuyện kể trong kinh Phổ diệu (chương 14-26), lệch hướng không chỉ chút ít từ truyền thuyết mà chúng ta biết từ các nguồn khác; sự kiện chính trong cuộc đời đức Phật là bốn sự tiếp xúc, mà qua đó, Bồ-tát học được về sinh, lão, bệnh, tử; sự vượt thoát ra khỏi hoàng cung, cuộc gặp gỡ với vua Tần-bà-sa-la. Những năm tháng học hỏi của sa-môn Cồ-đàm (Gautama) và việc tu tập khổ hạnh vô ích; cuộc chiến đấu với ma vương; và sự giác ngộ cuối cùng và giảng dạy giáo pháp cho toàn thể chúng sinh ở thế gian theo lời thỉnh cầu của Phạm thiên (Brahma). Những thành tố của kinh Phổ diệu Phần nhiều những đoạn thi kệ nầy là các bài tán ca cổ điển diễm lệ vốn có cùng nguồn gốc cổ xưa như kệ tụng trong Kinh Tập (Suttanipata) thuộc tạng Pāli như đã nói ở trên. Những ví dụ như truyền thuyết về đản sanh và tình tiết về đạo sĩ A-tư-đà (Asita) trong chương VII, lịch sử vua Tần-bà-sa-la (Bimbisāra) trong chương XVI, cuộc đối thoại với ma vương trong chương XVIII. Chúng thuộc về thi ca tôn giáo thế kỷ thứ nhất sau thời đức Phật. Nhưng cũng có vài đoạn văn kinh, giống như bài giảng ở thành Ba-la-nại (Benares) trong chương thứ XXVI, có thể gọi là mức độ cổ xưa nhất trong truyền thống đạo Phật. Mặt khác, những thành phần nội dung mới lại được tìm thấy không những trong văn xuôi mà còn cả trong phần kệ (gatha), trong đó nhiều đoạn được biên soạn bằng thể thơ mang tính nghệ thuật rất cao. Đó là Vasantatilaka và Shardulavikridita vốn thường là khá hay (xem chú dẫn về vần luật trong ấn bản Lefmann’s VII, p. 227 f, và Dẫn nhập, p. 19 ff). Dịch sang tiếng Hán và Tây Tạng Chúng ta không biết được bản được biên soạn sau cùng của kinh Phổ diệu ra đời là khi nào. Trước đó, một khẳng định sai lầm cho rằng tác phẩm này được dịch sang tiếng Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ I TL. Vì vấn đề thực tế là chúng ta không biết gì cả về tiểu sử của đức Phật có tên là Phuyau-king được ấn hành vào khoảng năm 300 stl., điều được viện dẫn là ‘bản dịch thứ hai của Kinh Phổ diệu,’ thực ra là bản dịch kinh văn mà chúng ta đang sử dụng (Winternitz, WZKM 1912, p. 241 f.). Một bản dịch chính xác từ tiếng Sanskrit là thuộc tạng kinh tiếng Tây Tạng, đến thế kỷ thứ 5 mới được ra đời. Bản nầy đã được biên tập và do Foucaux dịch sang tiếng Pháp. Điều chắc chắn có thể xảy ra là có một bản dịch ít nhiều khác với bản kinh Phổ diệu chúng ta đang được biết là nổi tiếng với chừng 850-900 bức tranh được các nghệ sĩ trang trí ở ngôi chùa trứ danh Boro-Budur ở Java. Vì những bản kinh tráng lệ nầy trình bày các quang cảnh trong truyền thuyết về đức Phật theo phong cách như thể các nghệ sĩ đang sáng tạo với bản kinh Phổ diệu trên tay. Và Pleyte đơn giản tóm tắt lại toàn bộ nội dung kinh Phổ diệu như là một giải thích của các bản điêu khắc (The Buddha legend in the sculpture in the temple of Boro-Budur, Amsterdam, 1901. Xem thêm La Museon 1903, p. 124 ff, của Speyer). Liên hệ với mỹ thuật Phật giáo Nhưng các nghệ sĩ đã trang hoàng cho các tượng đài đạo Phật mang phong cách Hy Lạp (Greco-Buddhistic) ở miền Bắc Ấn với những hoạt cảnh về cuộc đời đức Phật cũng đã quen thuộc với truyền thuyết đức Phật được kể trong kinh Phổ diệu. Họ đã sáng tạo các tượng đó chắc chắn là không theo kinh văn, mà phù hợp với lối truyền miệng sinh động. Tuy nhiên, sự hài hoà giữa điêu khắc và kinh văn tiếng Sanskrit không hiếm thấy như một đặc điểm mà chúng ta phải giả định là truyền thống văn học lúc đó bị ảnh hưởng bởi mỹ thuật. Mỹ thuật và văn chương thường có ảnh hưởng hỗ tương. Không có hình tượng trong Phật giáo Nguyên thủy Trong mỹ thuật Phật giáo cổ đại vào thời đại A-dục (Aśoka) nghệ thuật chạm nổi của Bharhut, Sanchi, v.v... không chạm khắc hình tượng đức Phật, mà chỉ có biểu tượng (có nghĩa là bánh xe pháp luân) cho nhân cách của người sáng lập tôn giáo. Hình tượng đức Phật chỉ xuất hiện trong nghệ thuật Gandhara. Có thể nào không có mối liên hệ với điều nầy trong những thế kỷ khi đức Phật trở thành một đối tượng sùng bái (bhakti) và việc tôn thờ đức Phật đã tạo thành điểm trung tâm của tín ngưỡng? Thế nên có sự chứng thực hiện thời về kỷ nguyên của nghệ thuật Gandhara, từ thuở bình sinh (floruit) vốn suy tàn vào thế kỷ thứ II stl., cũng là thời kỳ của kinh điển Đại thừa đề cập đến truyền thuyết đức Phật. Đánh giá chung về kinh Phổ diệu Do vậy, có thể nói rằng kinh Phổ diệu hàm chứa nội dung mô tả cuộc đời đức Phật được ghi chép trải qua vài thế kỷ của hai giai đoạn Phật giáo bộ phái và Phật giáo phát triển. Một nguồn rất quan trọng về đạo Phật cổ xưa chính là ở đây, nơi có sự trùng hợp với kinh văn Pāli và các kinh khác bằng tiếng Sanskrit như Đại sự (Mahāvastu). Nhưng từ quan điểm lịch sử văn học, kinh Phổ diệu là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong văn học Phật giáo. Quả thực như vậy, không những cuộc đời đức Phật là thiên anh hùng ca, mà còn tiêu biểu như viên ngọc quý duy nhất. Chính từ những bài tán ca và những tình tiết đã được bảo trì trong từng chi tiết cổ xưa nhất của kinh Phổ diệu, không nói có lẽ chính từ kinh Phổ diệu, mà đại thi hào Phật giáo là ngài Mã Minh (Aśvaghosa) đã sáng tạo nên thiên sử thi tráng lệ là Phật sở hành tán (Buddha-caritakāvya), ca ngợi công hạnh đức Phật.
Trong chương mở đầu, đức Phật xuất hiện như là một thiên thần tối thắng, dù được mở đầu bằng hình thức cổ điển như trong kinh tạng Pāli với dòng chữ “Như vậy tôi nghe, một thời Phật tại thành Xá-vệ, trong tinh xá Kỳ Hoàn, vườn ông Cấp Cô Độc.”
“Đối với tất cả những ai tin vào Như Lai, Như Lai đều đem điều tốt lành đến cho họ. Như những người bạn, họ đến với Như Lai để tìm sự trú ẩn. Và có nhiều người bạn mà Như Lai đã làm như vậy. Và đối với những người bạn ấy Như Lai chỉ nói sự thật, không hư vọng... Để tin, A-nan nên gắng hết sức của ông, đây là điều Như Lai phó thác cho ông.”
khi trở lùi lại một nguồn gốc xưa cũ hơn
Công hạnh của đức Phật
(Những thẩm quyền có thể được tham khảo ở đây là L’art Greco-bouddhique du Gandhara, part I, 324 f. 666 ff ; Grunwendel Buddhist art in India, p. 94, 04; f-t 134; Senart OC XIV, 1905, p21 ff ; và Bloch ZDMG 62, p. 370 ff.)
“Trên nền tảng phong cách xuất phát từ trường hợp đầu tiên của nền nghệ thuật Greco-Roman chỉ có thể là thời kỳ từ thế kỷ đầu cho đến thế kỷ thứ IV.” (Grunwendel Buddhist Art, in India, p. 31). Theo Foucher trong tác phẩm L’art Greco-bouddhique du Gandhara, part 1. p. 40 ff., thời kỳ hưng thịnh của nghệ thuật Gandhara trùng hợp với hậu bán thế kỷ thứ hai stl.
Thích Nhuận Châu dịch (Pháp Luân)
Ý nghĩa viên mãn của lễ Tam hợp
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Phật giáo thế giới ngày 26-5-1950, gồm 26 quốc gia họp tại Thủ đô Colombo, Tích Lan (Ceylon) hay Sư Tử Đảo (Srilanka), phái đoàn Phật giáo Việt Nam do Thượng tọa Tố Liên đại diện. Hội nghị đã quyết định lấy ngày Đại lễ Phật đản (Vesak) là Rằm tháng Tư âm lịch, bao gồm ý nghĩa Tam hợp lễ kỷ niệm Phật Đản sanh - Thành đạo - Nhập Niết-bàn.
Qua đó, cách nay hơn 25 thế kỷ, vào năm 623 trước Tây lịch, tại vườn Lumbini (Lâm-tỳ-ni), nay là Rumindai xứ Ấn Độ cổ, thuộc vùng Terai nước Népal, Bồ-tát Hộ Minh (Satusetu), hiện thân là Bồ-tát Sĩ Đạt Đa (Sidhattha) con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Gia (Mahamaya), nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), sau 3 A tăng kỳ kiếp tu hành, theo Phật giáo Nam truyền là 20 A Tăng kỳ, 100 ngàn kiếp, nên Cổ đức nói: "Tăng kỳ quả mãn, bách kiếp tu hành”. Nghĩa là A Tăng kỳ thứ nhất, tu hành 6 pháp Ba-la-mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ và chế ngự phần hiện hành của phiền não (Kilesa). A Tăng kỳ thứ hai, đoạn trừ từng phần phiền não. A Tăng kỳ thứ ba, đoạn trừ hoàn toàn phiền não, không còn sinh tử luân hồi.
Theo kinh Cariyà Pitaka, Bồ-tát tu tập 10 hạnh Ba-la-mật: Bố thí (Dana), Trì giới (Sìla), Xuất gia (Nekkhamma), Trí tuệ (Panna), Tinh tấn (Viriya), Nhẫn nại (Khanti), Chơn thật (Sacca), Quyết định (Adhithhàna), Tâm từ (Metta) và Tâm xả (Upekkha). Do đó, khi Bồ-tát Hộ Minh từ Cung trời Đâu Suất (Tusita) giáng trần tại vườn Lâm-tỳ-ni, dưới gốc cây Vô Ưu (Asoka), theo kinh Hoa Nghiêm, phần nói về 8 tướng Thành đạo của Bồ-tát, Ngài nói: "Trên cõi Trời, trong cõi Người. Ta là bậc Tôn quý, vì nhận thấy sự bình đẳng với tất cả chúng sanh. Và đoạn trừ phiền não, sinh tử cho chúng sanh và cho chính mình, không còn sinh tử nữa, đây cũng là kiếp cuối cùng”.
Theo kinh Tạng Pali, Ngài nói: "Kiếp này là cuối cùng, duyên sinh không còn nữa. Trên trời và dưới đất, Ta là bậc tôn quý” (Aggohamasmi Lokasmim/ Settho ettho anuttaro/ Ayaca antimà Jàti/ Natthi dàmi Punabbhavo). Vì vậy, dù là sự Đản sinh, nhưng đã viên mãn 3 A Tăng kỳ kiếp tu hành, cũng như đoạn trừ hết sự sinh tử luân hồi cho chính mình và chúng sanh. Thế nên, sự Đản sinh theo Khế kinh gọi là sinh tử diệt - Niết-bàn (Jatimara Nirvana).
Vì sự viên mãn, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi như thế, nên kinh Tăng Nhất nói: "Này chư thiên, có loài hữu tình phi thường, vì hạnh phúc cho số đông, cho chư thiên và loài người. Vì lòng thương tưởng cho đời, nên xuất hiện ở thế gian. Đó là Đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng Chánh giác” (Kinh Tăng Chi - phẩm Một Người).
Qua đó cho thấy, sự ra đời của Đức Phật mở đầu cho một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên của nhân bản, tình thương, sự bình đẳng và giác ngộ của chúng sinh, mà Ngài là người biểu thị cao độ và xứng đáng là Đấng Trung tôn. Thế nên, kinh Pháp Hoa nói: "Này chư Thiên, Bà La môn: Ta là Đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh Biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô Thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế Tôn. Là Đấng Nhất thiết Trí, Nhất thiết kiến, bậc Khai đạo, bậc Tri đạo, bậc Thuyết đạo… ”
Đồng thời, sự tu tập, chứng ngộ của Ngài cũng như các Đức Phật quá khứ, theo kinh Bản Duyên, kinh Đại Bổn cũng là một khuôn mẫu như Đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipassi). Qua 49 ngày tư duy dưới cội cây Tất Bát La (Pipala) làng Uruvela nước Ma Kiệt Đà, nay là thành phố Gaya, thủ phủ Patna, bang Bihar, Cộng hòa Ấn Độ, Ngài đã quán pháp 12 nhân duyên theo hai chiều thuận nghịch và đoạn trừ hoàn toàn phiền não vô minh.
Nghĩa là do vô minh làm duyên nên có Hành. Do Hành làm duyên, nên có Thức. Do Thức làm duyên nên có Danh sắc. Do Danh sắc làm duyên nên có Lục nhập. Do Lục nhập làm duyên nên có Súc. Do Súc làm duyên nên có Thọ. Do Thọ làm duyên nên có Ái. Do Ái làm duyên nên có Thủ. Do Thủ làm duyên nên có Hữu. Do Hữu làm duyên nên có Sanh. Do sanh làm duyên nên có Lão tử.
Ngược lại, nếu không có Vô minh làm duyên thì không có Hành, có nghĩa là Vô minh diệt thì Hành diệt, Hành diệt thì Thức diệt, Thức diệt thì Danh sắc diệt, Danh sắc diệt thì Lục nhập diệt, Lục nhập diệt thì Súc diệt, Súc diệt thì Thọ diệt, Thọ diệt nên Ái diệt, do Ái diệt nên Thủ diệt, do Thủ diệt nên Hữu diệt, do Hữu diệt nên Sanh diệt thì Lão tử, ưu bi khổ não diệt. Như kinh Tạp A Hàm nói: "Ai thấy được lý duyên khởi, là thấy được pháp tánh. Ai thấy được pháp tánh là thấy được Như Lai tánh” (Kinh Tương Ưng).
Như Cổ đức nói: "Lang thang mấy độ luân hồi. Vô minh thuở trước xa khơi dặm về. Trông ra bể ái nguồn mê. Một phen giác ngộ trở về nguồn chơn”. Qua đó, kinh Pháp cú đã xác định: Ta đi lang thang trong vòng luân hồi, trải qua bao kiếp sống. Tìm mãi không gặp kẻ làm nhà. Hởi kẻ làm nhà, ngươi không được làm nhà nữa. Kèo, cột, rui mè của ngươi đã bị ta bẻ vụn. Trí Ta đã đạt đến Vô Thượng Bồ-đề, Tâm không còn những ái dục nữa (Niết-bàn) (PC 153 - 154) như nhà thơ Huyền Không đã nói: "Thế giới thuở nào đang tối tăm, rồi đêm Thành đạo sáng hơn Rằm. Tâm tư đọng dưới Bồ đề thọ, Thành đạo đi vào với tháng năm”. Do đó, sự Thành đạo nói khác đi là Sinh tử đã hết (Tập trí), Phạm hạnh đã tròn (Đạo trí), việc làm đã xong (Diệt trí), không còn thọ thân sau (Khổ trí). Do đó, sự Thành đạo của Đức Phật gọi là Phiền não diệt - Niết-bàn (Kilesa Nirvana).
Sau 49 năm thuyết pháp độ sanh, dùng Tâm từ bi, bình đẳng hóa độ chúng sinh, giáo pháp truyền bá khắp thế gian, làm lợi ích vô số chúng sinh hữu duyên, gián tiếp hay trực tiếp đều được lợi ích. Vì thế Ngài đã mãn nguyện, Phật sự đã xong, do đó, theo Kinh Tạng Nam truyền, ngày Rằm tháng giêng âm lịch (Maghajuta), là ngày Đức Phật hứa với Ma Ba Tuần là sau 3 tháng nữa Như Lai sẽ nhập Niết-bàn, tức nhằm ngày Rằm tháng tư âm lịch.
Tuy nhiên, Tôn giả A Nan vì không hiểu được ý nầy, nên đã xin Đức Phật lưu lại thế gian lâu nữa, để làm lợi ích chúng sanh và đệ tử xuất gia chúng con không cảm thấy bơ vơ như mất mẹ. Đức Phật trả lời qua kinh Niết bàn như sau: "Này A Nan, còn chờ đợi Như Lai gì nữa. Những gì cần làm Như Lai đã làm xong, những gì đáng độ Như Lai đã độ xong, giáo pháp Như Lai đã quảng bá khắp nơi, cõi người, cõi trời. Đệ tử Như Lai đã đầy đủ 8 chúng. Vậy còn mong chờ gì nữa mà không nhập Niết-bàn” (Kinh Du Hành). Thế nên Kinh Du Hành nói: "Hoa Sa la nở rộ. Các màu chói sáng nhau. Nơi sinh quán thuở xưa. Như Lai vào Niết-bàn”. Vì vậy, nhập Niết-bàn của Phật gọi là Ngũ Uẩn diệt - Niết-bàn (Panca Khanddha – Nirvana).
Song, Đức Phật còn hay mất, qua kinh Biển Cả trong Trung A Hàm Đức Phật trả lời cho vị Bà La Môn Sinh Văn như sau: "Ví như bể cả, có những lượn sóng nổi lên, sau khi sóng không còn, sóng trở về nước biển. Như Lai cũng thế”. Do đó, nói Như Lai còn cũng không đúng, mà nói Như Lai không còn cũng không đúng, vì thế phải tùy duyên để nói theo lý duyên sinh duyên khởi. Nghĩa là những lượn sóng ví dụ cho Ứng Hóa thân Phật hiện ra ở thế giới Ta bà. Những lượn sóng không còn dụ cho Phật nhập Niết bàn. Nước biển dụ cho Pháp giới Pháp thân. Những lượn sóng trở về với nước biển cũng như Ứng Hóa thân Phật sau khi nhập diệt Phật trở về với Pháp thân và sẽ tùy duyên ứng hiện, lúc có, lúc không, chớ không phải mất hẳn cũng không phải còn mãi về mặt thị hiện.
Thế nên, Kinh Hoa Nghiêm nói: "Pháp thân hiện hữu khắp mười phương. Thường xuyên hiển hiện trước chúng sanh. Không nơi nào là không có. Nhưng thường an trú Bồ đề Đạo tràng” (Pháp thân sung mãn ư thập phương. Phổ hiện nhất thiết chúng sanh tiền. Tùy duyên phó cảm mỵ bất châu, nhi thường xử thử Bồ đề tòa). Theo Kinh Udana Sutra nói: "Trăm sông hướng về biển cả, nhưng không vì thế mà mực nước dâng lên quá cao hay xuống quá thấp. Tương tợ như thế, không vì lẽ có nhiều bậc Thinh văn, Phật độc giác và Phật toàn giác nhập Vô dư Niết bàn, mà Niết bàn đó quá đông đúc hay quá thưa thớt”.
Tóm lại, sự Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Phật, đều mang hai ý nghĩa viên mãn là Nhân quả viên mãn và Diệt độ viên mãn, do dù là Đản sinh nhưng đã viên mãn nhân quả tu hành trong 3 A Tăng kỳ kiếp, đoạn trừ sinh tử không còn tái sinh, nên gọi là Sinh tử diệt - Niết bàn. Thành tựu đạo quả là sự viên mãn về quả vị đầy đủ 10 hiệu, Tam minh, Tứ trí, Ngũ nhãn, Lục thông, Thập lực, Giải thoát thanh tịnh, giác ngộ hoàn toàn, nên gọi là nhân quả tu chứng viên mãn và đoạn trừ hoàn toàn phiền não vô minh, nên gọi phiền não diệt – Niết bàn.
Cho đến khi nhập Niết-bàn cũng là một sự viên mãn nhân quả Phật sự và đoạn trừ hoàn toàn sinh thân và sinh y, nên gọi là Ngũ uẩn diệt – Niết bàn. Như vậy, về mặt Pháp thân, Đức Phật vẫn còn ở với chúng ta, ở trong ta và khắp mọi nơi như là không khí, từ trường hiện hữu khắp cả hư không 10 phương thế giới. Nên Cổ đức dạy: "Con Niệm Phật để lòng nhớ mãi. Hình bóng Ngài cứu khổ chúng sanh. Nguyện theo Ngài trên bước đường lành. Con Niệm Phật để rồi thành Phật”
HT.Thích Thiện Nhơn
(nguồn:https://giacngo.vn/phatdan2018/phatdankhapnoi/2018/05/23/7FF498/)
Các Ban, Viện T.Ư trình danh sách nhân sự dự kiến
Chư tôn đức chứng minh
Nhiều nội dung Phật sự quan trọng được chư tôn đức Tăng Ni thảo luận tại Hội nghị lần thứ II HĐTS GHPGVN khóa VIII (nhiệm kỳ 2017-2022) diễn ra tại trụ sở Ban Thường trực HĐTS phía Nam, thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM) vào sáng nay, 28-3 với sự tham dự của chư tôn đức toàn thể HĐTS GHPGVN.
Quang lâm chứng minh, tham dự với sự hiện diện của chư tôn đức giáo phẩm: HT.Thích Giác Giới, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Giác Tường, HT.Thích Như Niệm, UVTT HĐCM.
Chủ tọa hội nghị gồm có chư vị giáo phẩm: HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhiễu, HT.Thích Thiện Pháp, đồng Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, cùng chư tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS.
Đại diện các cơ quan có các ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ; Đỗ Văn Phớn, Phó Vụ trưởng Vụ Tôn giáo - Ban Dân vận T.Ư; Lương Hoài Nhân, đại diện Ban Công tác phía Nam UBTƯMTTQVN; bà Nguyễn Lê Hà, Cục ANXH - Bộ Công an; ông Nguyễn Ngọc Phong, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy; ông Lê Hoàng Vân, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP...
Ông Đỗ Văn Phớn tặng hoa chúc mừng hội nghị
HT.Thích Thiện Nhơn phát biểu khai mạc hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, HT.Thích Thiện Nhơn cho biết, trên tinh thần Nghị quyết Đại hội khóa VIII GHPGVN, TƯGH đã ban hành Thông tư số 345/TT.HĐTS ngày 4-12-2017 và Công văn số 036/CV.HĐTS, ngày 8-3-2018 triển khai một số vấn đề cơ bản của Hiến chương tu chỉnh lần thứ VI; nhân sự, nội quy hoạt động của các Ban, ViệnT.Ư nhiệm kỳ 2017-2022. Để thực hiện, triển khai các thông tư trên, nhất là thông qua nhân sự các Ban, Viện T.Ư, Phân ban Ni giới T.Ư thuộc Ban Tăng sự T.Ư, hôm nay TƯGH tổ chức Hội nghị lần II HĐTS GHPGVN...
"Trên tinh thần trách nhiệm, trí tuệ tập thể, TƯGH mong được sự phát biểu, góp ý chân thành trong phạm vi trách nhiệm và địa bàn hoạt động của mình theo từng lĩnh vực, từng địa phương để giúp cho Giáo hội hoàn thiện chương trình chung của nhiệm kỳ 2017-2022 mà Đại hội đã thông qua và giao phó", HT.Thích Thiện Nhơn nhấn mạnh.
TT.Thích Đức Thiện báo cáo hoạt động Phật sự quý I - 2018 của GHPGVN
Thay mặt Ban Thư ký HĐTS, TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS đã báo cáo hoạt động Phật sự quý I - 2018 của GHPGVN.
Qua đó, nhiều thành tựu Phật sự đạt được chủ yếu các hoạt động hướng dẫn tâm linh cho Phật tử, đồng bào đến đời sống an lành, phù hợp với chánh tín đạo Phật trong Tết cổ truyền; thành tựu qua các công tác của Ban Thư ký HĐTS, hai Văn phòng TƯGH, công tác Tăng sự, giáo dục đào tạo Tăng Ni, Hoằng pháp, HDPT, Văn hoá, Nghi lễ, TTXH, Phật giáo Quốc tế, Thông tin - Truyền thông, Pháp chế, Kiểm soát, Viện Nghiên cứu Phật học VN, Kinh tế - Tài chánh...
Chư tôn đức ủy viên HĐTS GHPGVN tham dự
Chư Ni ủy viên HĐTS tham dự
Hoạt động Phật sự quý II - 2018, GHPGVN sẽ thực hiện triển khai sâu rộng Nghị quyết Đại hội khóa VI vào đời sống Tăng Ni, triển khai các hoạt động Phật sự như: Tổ chức Đại lễ Phật đản, An cư kiết hạ PL.2562, Đại lễ tưởng niệm lần thứ 55 ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc Sư Vạn Hạnh viên tịch, tổ chức phân công chư tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS phụ trách công tác Phật sự các tỉnh thành khu vực phía Nam, phía Bắc, hướng dẫn Phật giáo tỉnh Phú Yên, Hải Phòng tổ chức đại hội, lập các thủ tục xin phép Chính phủ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ tại Việt Nam và hoạt động Phật sự của các Ban, Viện T.Ư…
Tại hội nghị, HĐTS GHPGVN cũng công bố Công văn số 67 chấp thuận Hiến chương sửa đổi lần VI, công văn 1513 chấp thuận nhân sự HĐCM, HĐTS GHPGVN nhiệm kỳ 2017-2022 của Ban Tôn giáo Chính phủ.
HT.Thích Thanh Nhiễu điều phối chương trình hội nghị
HT.Thích Huệ Thông công bố công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ
Chư tôn đức HĐTS GHPGVN cũng trình danh sách nhân sự dự kiến của các Ban, Viện T.Ư trình hội nghị.
Ông Bùi Hữu Dược thay mặt Ban Tôn giáo Chính phủ trình bày 15 điểm mới cơ bản của Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 1-1-2018; các vấn đề về phân cấp, phân quyền của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Ông Bùi Hữu Dược trình bày những nét mới trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo
Quang cảnh hội nghị lần thứ II HĐTS GHPGVN
Chương trình làm việc buổi chiều, hội nghị thông qua thông bạch tổ chức Đại lễ Phật đản, An cư kiết hạ PL.2562; thông tư lễ kỷ niệm lần thứ 55 Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2018), đại diện Ban Thư ký HĐTS báo cáo công tác thu chi tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc khóa VIII, HĐTS thông báo về việc phân công chư tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS đảm trách chỉ đạo hoạt động Phật sự các tỉnh, thành phía Nam và phía Bắc; và một số văn kiện khác.
HT.Thích Huệ Thông thông qua các văn bản tại hội nghị
HT.Thích Thiện Tánh góp ý về diễu hành xe hoa
Tại hội nghị, chư tôn đức thành viên HĐTS đã phát biểu góp ý kiến, các ý kiến thẳng thắn mang tính cách xây dựng Giáo hội với nhiều vấn đề: đề xuất cho Phật giáo Nam tông Khmer thành lập các Phân ban trực thuộc, xây dựng chương trình hội nghị “chuẩn” hơn với cơ sở vật chất phòng hội nghị hiện đại hơn, tổ chức tập huấn về dẫn chương trình, các hoạt động về văn hóa, thời gian giải quyết dứt điểm khó khăn của Phật giáo tỉnh Phú Yên, Hải Phòng, vấn đề về diễu hành xe hoa Kính mừng Phật đản; Phân ban Ni giới T.Ư trình hội nghị nhân sự dự kiến nhiệm kỳ 2017-2022...
Hội nghị thông qua danh sách nhân sự dự kiến của 12 Ban, 1 Viện T.Ư gồm: 1. Ban Tăng sự với 97 thành viên do HT.Thích Thiện Pháp làm trưởng ban; 2. Ban Hoằng Pháp: 97 thành viên do HT.Thích Bảo Nghiêm làm Trưởng ban; 3. Ban Giáo dục Phật giáo: 97 do TT.Thích Thanh Quyết làm Trưởng ban; 4. Ban Hướng dẫn Phật tử: 96 thành viên do HT.Thích Thanh Hùng làm Trưởng ban; 5. Ban Văn hóa: 97 thành viên do HT.Thích Trung Hậu làm Trưởng ban; 6. Ban Nghi lễ: 97 thành viên do HT.Thích Huệ Minh làm Trưởng ban; 7. Ban Kinh tế - Tài chánh: 87 thành viên do TT.Thích Thanh Phong làm Trưởng ban; 8. Ban Từ thiện xã hội: 93 thành viên do HT.Thích Quảng Tùng làm Trưởng ban; 9. Ban Phật giáo Quốc tế: 97 thành viên do TT.Thích Đức Thiện làm Trưởng ban; 10. Ban Thông tin - Truyền thông: 97 thành viên do HT.Thích Gia Quang làm Trưởng ban; 11. Ban Kiểm soát: 86 thành viên do HT.Thích Thiện Tánh làm Trưởng ban; 12. Ban Pháp chế: 95 thành viên do HT.Thích Huệ Trí làm Trưởng ban và 13. Viện Nghiên cứu Phật học VN do HT.Thích Giác Toàn làm Viện trưởng.
Danh sách nhân sự dự kiến khóa VIII (nhiệm kỳ 2017-2022) trình Hội nghị lần II HĐTS GHPGVN có 1 số vị đảm trách, kiêm nhiệm từ 4 Ban trở lên sẽ được Ban Thư ký HĐTS điều chỉnh rút xuống đảm nhiệm không quá 3 Ban, trình Hòa thượng Chủ tịch HĐTS để làm tờ trình gởi Ban Tôn giáo Chính phủ, sau đó Ban Tôn giáo sẽ có văn bản trả lời, tiếp đó Ban Thường trực HĐTS chính thức có quyết định chuẩn y nhân sự của 13 Ban, Viện T.Ư theo đúng Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định.
Chủ tọa Hội nghị đề nghị các Trưởng Ban, Viện T.Ư tu chỉnh Nội quy hoạt động của Ban, Viện phù hợp với Hiến chương và luật tín ngưỡng tôn giáo trình Ban Thường trực HĐTS.
HT.Thích Thiện Nhơn đúc kết hội nghị
Đại biểu thành viên HĐTS
Phát biểu đúc kết, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã ghi nhận các ý kiến đóng góp của tất cả thành viên HĐTS, giao Ban Thư ký HĐTS nghiên cứu, các ý kiến phù hợp sẽ được bổ sung vào Nghị quyết hội nghị HĐTS và chương trình hoạt động Phật sự năm 2018.
Hòa thượng cũng ghi nhận Hội nghị lần II HĐTS GHPGVN khóa VIII (nhiệm kỳ 2017-2022) đã thành công với nhiều chương trình hoạt động Phật sự được thảo luận, thống nhất thông qua. Hội nghị diễn ra với tinh thần đoàn kết, hòa hợp và thống nhất cao.
Đại biểu thông qua quyết nghị Hội nghị lần II HĐTS GHPGVN khóa VIII với 12 điểm, kết thúc lúc 16g ngày 28-3.
Quyết Nghị 1. Thông qua bản báo cáo tóm tắt công tác Phật sự quý I và một số công tác Phật sự trọng tâm quý II năm 2018 của GHPGVN. 2. Hội nghị nhất trí thông qua danh sách dự kiến nhân sự tham gia các Ban, Viện Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ 2017-2022 trình Ban Tôn giáo Chính phủ (đính kèm danh sách). 3. Hội nghị thông qua nội dung, kế hoạch thực hiện công tác tổ chức Đại lễ Phật đản, tổ chức An cư kiết hạ PL.2562 - DL.2018 và Lễ kỷ niệm 55 Bồ-tát Thích Quảng Đức vì pháp thiêu thân. 4. Giao Ban Thư ký phối hợp với Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương tiến hành các văn bản xin phép Chính phủ đăng cai Đại lễ Vesak năm 2019 tại Việt Nam. 5. Tổ chức Lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc sư Vạn Hạnh viên tịch (1018 - 2018) tại Bắc Ninh. 6. Tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2018 tại Văn phòng 1 và Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN, dự kiến trước mùa An cư kiết hạ PL.2562. 7. Giao Ban Thư ký HĐTS tiếp tục nghiên cứu đề xuất tu chỉnh Quy chế hoạt động Ban Thường trực HĐTS và Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện, trình Ban Thường trực HĐTS thông qua tại hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2018. 8. Đề nghị Trưởng các Ban, Viện Trung ương, Phân ban Ni giới Trung ương tiếp tục tiến hành tu chỉnh Nội quy hoạt động theo Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VI và Luật Tín ngưỡng tôn giáo, trình Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thông qua. 9. Ghi nhận và nghiên cứu những ý kiến phát biểu của các Trưởng ban, Viện trưởng, Phân ban Ni giới Trung ương, quý tôn đức Tăng Ni Ủy viên HĐTS. Nghiên cứu tính khả thi để đưa vào chương trình hoạt động Phật sự năm 2018 của Giáo hội. 10. Thúc đẩy công tác tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Phú Yên và TP.Hải Phòng trong quý II-2018. 11. Hội nghị tiếp thu chỉ đạo trong đạo từ của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS; Tiếp thu ý kiến phát biểu của ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ. 12. Giao Ban Thư ký và Văn phòng Giáo hội Trung ương hoàn chỉnh các văn bản có liên quan đến Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2018. Hội nghị đã nhất trí thông qua Nghị quyết này vào lúc 16giờ, ngày 28-3-2018 trong tinh thần đoàn kết, hoan hỷ. TM.Chủ tọa Hội nghị |
Kính mời bạn đọc xem thêm chùm ảnh về hội nghị:
Chư tôn đức chứng minh, chủ tọa đoàn
Ông Bùi Hữu Dược tặng hoa chúc mừng
Bà Nguyễn Lê Hà tặng hoa chúc mừng hội nghị
Ông Lê Hoàng Văn tặng hoa chúc mừng của Ban Tôn giáo TP
TT.Thích Đức Thiện góp ý tại hội nghị
TT.Thích Thiện Thống đóng góp ý kiến
HT.Danh Lung đề xuất cho phép thành lập Phân ban trực thuộc Phật giáo Nam tông Khmer
TT.Thích Thọ Lạc trình bày về các đề án văn hóa Phật giáo
HT.Thích Minh Thiện góp ý
TT.Thích Quảng Truyền
HT.Thích Thiện Nhơn trao lo-go kênh Phật sự online TV đến TT.Thích Minh Nhẫn
NT.TN Huệ Từ trình danh sách nhân sự Phân ban Ni giới T.Ư
H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn
Nguồn: https://giacngo.vn/thoisu/tintuc/2018/03/28/7762DA/
Nghiên cứu về tiến trình ngộ đạo của ngài Huệ Năng
Từ những giai thoại cũng như những tư liệu khả tín về cuộc đời của ngài, đã chuyển tải nhiều nội dung tưởng chừng nghịch lý. Ở đây, dựa trên tư liệu kinh điển từ Hán tạng cho đến Nikāya, chúng tôi cố gắng thuyết minh sự hợp lý từ những điều nghịch lý, cũng như chỉ ra tính tất yếu từ cuộc đời của ngài, đó là tiến trình giác ngộ. Việc lạm bàn năng lực chứng ngộ của một bậc cao tăng của một kẻ chưa vượt bờ, cũng khiên cưỡng như phương cách cố gắng mô tả mặt trời bằng ánh sáng lúc hừng đông. Do vậy, bằng sự cẩn trọng và cân nhắc, chúng tôi sẽ tiếp cận tiến trình ngộ đạo của ngài Huệ Năng xoay quanh ba sự kiện: Giữa phố nghe kinh; Nửa đêm thọ pháp và Những dấu hiệu của bậc Thánh.
Theo kinh Pháp bảo đàn, khi còn tại gia, ngài Huệ Năng làm nghề đốn củi, kính phụng mẹ già. Lúc bấy giờ, có khách mua củi và yêu cầu gánh đến tận nhà, khách nhận củi trao tiền, Huệ Năng liền rời đi, khi ra khỏi cửa liền thấy một người đang tụng kinh, vừa nghe lời kinh, tâm Huệ Năng liền khai ngộ1.
Sự kiện vừa nghe một câu kinh liền chợt khai ngộ của ngài Huệ Năng không phải là trường hợp đầu tiên trong lịch sử kinh điển Phật giáo. Theo tác phẩm Cullavagga, khi lần đầu tiên nghe tôn hiệu Đức Phật, trưởng giả Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika) đã chấn động tâm tư nên đã hỏi lại ba lần, là nhân duyên sơ khởi để trưởng giả quy kính Đức Phật và phát nguyện hộ trì Tam bảo sau đó2. Tương tự, ngài Xá-lợi-phất (Sārīputta) khi vừa hội kiến Tỳ-kheo Assaji và được nghe một bài kệ ngắn, đã rúng động tâm can, khai mở pháp nhãn (dhammacakkhuṃ udapādi), nên đã tìm Phật và phát nguyện xuất gia3.
Tham chiếu kinh điển cho thấy, trường hợp khi vừa nghe kinh, tâm liền khai ngộ của ngài Huệ Năng, là dấu hiệu cho thấy ngài Huệ Năng đã thành tựu phẩm vị Chuyển tánh.
Bậc Chuyển tánh, có khi được dịch là Chuyển tộc, Chuyển biến, cũng có khi được gọi là bậc Chân nhân (Sappurisa). Theo kinh Tăng chi bộ4, bậc Chuyển tánh là một trong chín hạng người (A.iv,373), hoặc mười hạng người (A.v,23)5 ở đời đáng được cung kính, cúng dường và tôn trọng. Kinh Tăng nhất A-hàm ở Hán tạng cũng mang ý nghĩa tương tự nhưng với tên gọi là Chủng tánh nhân6. Nguyên tác ở kinh tạng Pāli ghi là Gotrabhū. Đây là giai vị chuyển từ phàm sang Thánh, chuẩn bị bước vào Thánh đạo, phẩm vị này tuy thấp nhưng sở hữu một trí tuệ thù thắng và có phước quả.
Về năng lực trí tuệ, ở phẩm vị Chuyển tánh có một trí tuệ hơn người. Tác phẩm Phân tích đạo (Paṭisambhidāmagga), đã nêu ra những phẩm tính cụ thể của tuệ chuyển tánh (Gotrabhū-ñāṇa), là tuệ thứ 13 trong 16 loại thiền tuệ minh sát. Tuệ chuyển tánh (Gotrabhū-ñāṇa) có công năng đưa một chúng sanh từ địa vị phàm phu (Putthujjana) sang bậc Thánh cao quý (Ariyāpuggala).
Căn cứ theo kinh Tương ưng (S.iii,225), Đức Phật dạy rằng: Này các Tỳ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành (Dhammānusārī), đã nhập Chánh tánh (Okkanto sammattaniyāmaṃ), đã nhập Chân nhân địa (Sappurisabhūmiṃ okkanto), đã vượt phàm phu địa (Vītivatto puthujjanabhūmiṃ). Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu7. Ở đây, quá trình thành tựu Chân nhân địa (Sappurisabhūmiṃ) theo kinh Tương ưng cũng tương đồng với Chủng tánh địa (種性地) như kinh Tỳ-ni-mẫu ở Hán tạng đã chỉ ra8.
Với ngài Huệ Năng, từ một lần chợt nghe kinh Kim cang trong phố, tâm ngài rơi vào trạng thái ngưng thần (凝神)9, mọi vọng tưởng khi ấy hoàn toàn dứt bặt10, khoảnh khắc đó đã dẫn đến sự khai mở tuệ giác của một bậc Chân nhân (Sappurisa). Vì lẽ, với một người quê mùa và không biết chữ, nhưng đoạn đối thoại khi sơ ngộ giữa ngài và Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, đã cho thấy mặt trời trí tuệ đã thực sự hiện hữu trong tâm của ngài Huệ Năng:
Ngũ tổ hỏi: Ông từ phương nào đến, và muốn cầu thỉnh điều gì? Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Tân Châu ở Lãnh Nam, từ xa về lễ Tổ, chỉ cầu làm Phật chứ không mong gì khác”. Tổ nói: Ngươi dân Lãnh Nam, ở chốn quê mùa thì làm sao kham thành Phật? Huệ Năng đáp: Người tuy có Bắc-Nam, nhưng Phật tánh vốn không phân Nam-Bắc, thân quê mùa này cùng với thân Hòa thượng có gì sai khác? Và Phật tánh giữa con và Hòa thượng có gì sai biệt nhau?11.
Về phương diện phước quả, theo kinh Tăng chi bộ đã dẫn ở trên, một khi thành tựu phẩm vị Chuyển tánh(Gotrabhū), cũng như đã vượt phàm phu địa (Vītivatto puthujjanabhūmiṃ), thì người đó luôn được cung kính, cúng dường và tôn trọng. Chính vì vậy, từ khi chợt ngộ do được nghe kinh Kim cang, ngài Huệ Năng luôn được nhiều người quan tâm hỗ trợ, như việc có người vô danh tặng cho mười lạng bạc để chu cấp đời sống cho mẹ già, cũng như hỗ trợ các chi phí thường nhật của đời sống tại gia12, để ngài an tâm đến Hoàng Mai cầu pháp với Ngũ tổ, là những sự việc hoàn toàn có cơ sở từ kinh điển.
Như vậy, kể từ thời điểm chợt ngộ khi nghe một câu kinh, tuy chưa đạt được quả vị nào trong tứ quả Thanh văn, nhưng ngài Huệ Năng đã lìa khỏi địa vị phàm phu và bước lên Chân nhân phẩm vị (Sappurisabhūmiṃ).
Khi được theo chúng tu học dưới sự hướng dẫn của ngài Hoằng Nhẫn tại Hoàng Mai, ngài Huệ Năng phải trải qua tám tháng chấp lao phục dịch ở khu vực nhà bếp. Một lần Ngũ tổ chợt ghé qua nơi ấy, bằng phong cách thiền ngữ đặc thù, ngài hỏi: Gạo đã trắng chưa?13. Huệ Năng đáp: Gạo trắng đã lâu, chỉ còn việc giần, sàng14. Từ câu trả lời này, ngài Hoằng Nhẫn biết rằng tâm cơ của ngài Huệ Năng đã đến thời khai ngộ, nên đã dặn riêng đến thất của ngài vào canh ba đêm ấy.
Giữa bốn bề tĩnh mịch đêm khuya, ngài Hoằng Nhẫn đã biệt truyền kinh Kim cang cho ngài Huệ Năng, khi nghe đến câu: Không nên trú tâm, để tâm dính mắc, bất cứ pháp nào15, ngài Huệ Năng liền đại ngộ (大悟). Ngay khi đó, ngài Huệ Năng liền trình với Ngũ tổ sở chứng của mình qua bài kệ:
Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp!
(HT.Thích Thanh Từ dịch).
Sau đó, Ngũ tổ đã ấn chứng và truyền y bát cho ngài Huệ Năng làm Tổ thứ sáu.
Như vậy, kể từ thời điểm này ngài Huệ Năng đã chính thức đảm nhận vai trò Tổ vị của thiền lâm Đông Độ. Ở đây, điểm cần làm sáng tỏ là quả vị giác ngộ của ngài Huệ Năng trong thời điểm ấy ở phẩm vị nào?
Trước hết, người lãnh ngộ được chân lý, Hán tạng gọi là bậc kiến pháp (見法, diṭṭhadhamma) hoặc khai pháp nhãn(開法眼, dhammacakkhuṃ udapādi).
Theo kinh Xuất diệu, khi được pháp nhãn, thì chứng quả Tu-đà-hoàn16 tức quả vị Dự lưu.
Theo luận Du-già-sư-địa, có mười điều lợi ích khi được pháp nhãn17. Luận ghi:
Lại nữa, xa trần lìa cấu, ở trong các pháp, lúc được pháp nhãn, nên biết tức được mười thứ thắng lợi. Đó là:
1- Nơi bốn Thánh đế đã khéo thấy rõ, nên gọi là thấy pháp.
2- Theo đấy, đạt được một loại quả Sa-môn, nên gọi là đắc pháp.
3- Đối với chỗ đã chứng đắc, có thể tự nhận biết rõ: Ta nay đã dứt hết nghiệp nơi ba nẻo ác. Ta đã chứng đắc quả Dự lưu cho đến nói rộng. Do như thế nên gọi là biết pháp.
4- Được bốn chứng tịnh, đối với Phật Pháp Tăng nhận biết đúng như thật, nên gọi là kiên pháp khắp.
5- Đối với chỗ tự chứng đắc không lầm lạc.
6- Đối với chỗ chứng đắc của kẻ khác không nghi.
7- Lúc tuyên thuyết giáo pháp tương ưng với Thánh đế, không dựa vào duyên khác.
8- Không quán xét về hình tướng cùng ngôn thuyết của kẻ khác. Ở trong Chánh pháp Tỳ-nại-da này, hết thảy luận khác đều không thể chuyển.
9- Ký biệt về tất cả chỗ chứng đắc, giải thoát đều là vô sở úy. 10- Do hai nhân duyên nên tùy nhập Thánh giáo. Tức là thế tục chân chánh cùng đệ nhất nghĩa.
(Cư sĩ Nguyên Huệ dịch)18.
Bên cạnh đó, kinh Tăng chi bộ (A.iii,441) cũng nêu ra sáu điều lợi ích khi chứng được quả vị Dự lưu. Kinh ghi:
1. Có sáu lợi ích, này các Tỳ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu. Thế nào là sáu?
2. Sự quyết định đối với diệu pháp không có bị thối đọa; không có bị đau khổ; làm các việc bị sanh tử hạn chế; thành tựu trí tuệ; không cùng chia sẻ với các dị sanh; nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy19.
Như vậy, theo luận Du-già-sư-địa, kể từ khi đạt được quả vị Dự lưu thì vị ấy có năng lực thấy rõ bốn Thánh đế và thuyết pháp tương ưng với Thánh đế. Khảo sát bài kệ chứng ngộ của ngài Huệ Năng chứa đựng nhiều chất liệu phù hợp với Kinh tạng.
Trong bài kệ, khái niệm cơ bản được đề cập chính là yếu tố tự tánh. Theo kinh Lăng-già-a-bạt-đa-la-bảo, quyển hai, thì tự tánh là một cách biểu đạt khác của Niết-bàn20. Khi đối chứng ba mươi từ đồng nghĩa về Niết-bàn trong kinh Tương ưng bộ (S.iv,360)21, thì bài kệ này có nhiều điểm tương đồng.
Đơn cử, khi nói tự tánh vốn tự thanh tịnh, tức đề cập đến phương diện Thanh tịnh (Visuddhi) của Niết-bàn. Khi nói: tự tánh vốn không sanh diệt, tức là đề cập đến phương diện Bất tử (Amatam) của Niết-bàn. Khi nói: tự tánh vốn tự đầy đủ, tức đề cập đến sự Đầy đủ thái bình (Khemam) của Niết-bàn. Khi nói: Khi nói: tự tánh vốn không dao động, tức là đè cập đến yếu tố Thường hằng (Dhuvam) của Niết-bàn. Khi nói: tự tánh hay sanh muôn pháp, tức là đề cập đến yếu tố Chân lý (Saccam) của Niết-bàn. Chân lý của Niết-bàn cũng chính là không tính. Theo Trung luận: nhờ có nghĩa không này mà các pháp được thành tựu22. (Còn tiếp)
(1) 大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 時, 有一客買柴, 使令送至客店; 客收去, 惠能得錢, 却出門外, 見一客誦經. 惠能一聞經語, 心即開悟.
(2) Cullavagga, chương Sàng tọa, đoạn 241, Câu chuyện gia chủ Anāthapiṇḍika: Nghe danh Đức Phật, Tỳ-kheo Indacanda dịch.
(3) Mahāvagga, chương trọng yếu, đoạn 64, Câu chuyện về Sārīputta và Moggallānam Câu chuyện về Trưởng lão Assaji, Tỳ-kheo Indacanda dịch.
(4) Kinh Tăng chi bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, Nxb Tôn Giáo, 2015, tr.454.
(5) Kđd, tr.545.
(6)大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第四十,九眾生居品,七.
(7) Kinh Tương ưng bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, Nxb Tôn Giáo, 2013, tr.65.
(8)大正藏第 24 冊 No. 1463 毘尼母經, 卷第一. Nguyên văn:云何名種性地?有人在佛邊聽法,身心不懈念念成就,因此心故豁然自悟得須陀洹.
(9) 大正藏第 50 冊 No. 2061 宋高僧傳, 卷第八, 唐韶州今南華寺慧能傳.
(10)大正藏第 04 冊 No. 0211 法句譬喻經,卷第二,喻華香品. Nguyên văn: 凝神斷想自致得道.
(11)大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經.
(12)大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 乃蒙一客,取銀十兩與惠能,令充老母衣糧.
(13)大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 米熟也未.
(14)大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 米熟久矣,猶欠篩在.
(15)大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 應無所住而生其心.
(16)大正藏第 04 冊 No. 0212 出曜經, 卷第二. Nguyên văn: 得法眼淨成須陀洹.
(17)大正藏第 30 冊 No. 1579 瑜伽師地論, 卷第八十六. Nguyên văn: 於四聖諦已善見故.說名見法.
(18) Luận-du-già-sư-địa, tập 4, Nguyên Huệ dịch, Nxb Hồng Đức, 2013, tr.216-217.
(19) Kinh Tăng chi bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, Nxb Tôn Giáo, 2015, tr.163.
(20)大正藏第 16 冊 No. 0670 楞伽阿跋多羅寶經, 卷第二. Nguyên văn: 佛告大慧:我說如來藏,不同外道所說之我. 大慧!有時說空, 無相, 無願, 如, 實際, 法性, 法身, 涅槃, 離自性, 不生不滅, 本來寂靜, 自性涅槃, 如是等句, 說如來藏已.
(21) Kinh Tương ưng bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, Nxb Tôn Giáo, 2013, tr. 406-408.
(22) 大正藏第 30 冊 No. 1564 中論, 卷第四. Nguyên văn: 以有空義故,一切法得成.
Ảnh Đẹp
MP3 Nghe Nhiều
Tin Mới
Tin Đọc Nhiều
Suy Niệm Lời Phật Dạy
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)