Chuyện hai người quét rác
Vào sáng Chủ Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà.
Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắm cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè.
Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ. Lúc nào ông cũng thấy những ông, bà Nhật lúi húi quét dọn vỉa hè và lòng đường. Chính vì thế mà cả khu Japan Town lúc nào cũng sạch trơn. Chỉ cần bước qua ranh giới của Japan Town là một hình ảnh thật tương phản. Sự sạch sẽ, khang trang chỉ cách nhau một sợi chỉ. Có lần ông dừng xe lại hỏi thăm thì được các ông bà Nhật nói:
“Chúng tôi quan niệm rằng đường phố thuộc về người dân, không hoàn toàn thuộc về chính phủ. Do đó giữ gìn đường phố sạch sẽ cũng là trách nhiệm của người dân. Đồng ý là chúng tôi có đóng thuế để thành phố lo chuyện vệ sinh nhưng giờ đây thành phố có quá nhiều việc phải lo hoặc lo không xuể. Chúng tôi không ngồi đó than trời trách đất. Nếu muốn sở rác phục vụ tốt hơn thì chúng tôi lại phải đóng thêm thuế. Thôi thì chúng tôi chia xẻ trách nhiệm với nhà nước mà cũng là để giữ gìn đường phố của chính mình. Chẳng mất mát gì cả. Tới một thành phố khang trang sạch sẽ người ta cảm phục cả đất nước lẫn con người ở đó. Chúng tôi yêu khu phố của chúng tôi và cũng muốn khách vãng lai yêu mến nó.”
Chính vì cảm phục người Nhật mà tuần nào ông cũng làm công việc này mà chẳng than phiền chi cả. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:
-Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!
Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi:
-Ông nói gì?
-Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!
Mặt chàng thanh niên đỏ gay:
-Bộ đường phố này của ông hả?
Người đàn ông trả lời ngay:
-Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi. Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!
Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:
-Không nhặt thì sao?
Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.
***
Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài.
Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước.
Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào.
Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên …đang ngạc nhiên đứng đó.
***
Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:
-Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?
Sư hiền từ đáp:
-Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi.
Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.
***
Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, “ Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”
Lời người kể chuyện:
Ngoài đức tính kham nhẫn, có thể sư đã đạt tới mức “vô phân biệt”. Sư cứ thấy rác thì quét mà không hề phân biệt rác từ cây đổ xuống, Phật tử xả ra, nam hay nữ, lạ hay quen cho nên rác của chàng thanh niên cũng thế thôi. Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.
Đào Văn Bình
Vị trụ trì - người có ảnh hưởng quyết định đối với tự viện
Quang cảnh buổi lễ bế giảng khóa bồi dưỡng trụ trì diễn ra từ ngày 5 tới 10-10-2015 tại TP.HCM
Theo kết quả thống kê mới nhất do Ban Trị sự GHPGVN TP.Hồ Chí Minh công bố năm 2014, trên toàn thành phố có 1.307 cơ sở tự viện với 8.649 Tăng Ni, trong đó gần 800 cơ sở tự viện đã có quyết định bổ nhiệm trụ trì. Số cơ sở tự viện còn lại chưa thống nhất đi đến quyết định bổ nhiệm trụ trì hoặc chưa gia nhập Giáo hội.
TP.Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hóa, giáo dục và kinh tế lớn nhất của cả nước. Với Phật giáo, đây cũng là một trong những trung tâm có hoạt động Phật sự đa dạng so với các tỉnh thành khác. Nơi đây có các lớp sơ cấp do Ban Trị sự Phật giáo quận huyện quản lý, Trường Trung cấp Phật học thuộc Ban Trị sự Phật giáo TP, Học viện Phật giáo VN đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ Phật học - luôn có số lượng Tăng Ni sinh theo học đông nhất trong số các Học viện Phật giáo, cùng với hệ thống giáo dục đào tạo thế học. Vì vậy, số lượng Tăng Ni đến lưu trú có thể nói là đông nhất so với các tỉnh thành khác trong cả nước.
Trong giai đoạn hơn ba mươi năm qua từ khi thành lập Ban Trị sự Thành hội Phật giáo, nay là Ban Trị sự GHPGVN TP.Hồ Chí Minh (1982), tình hình Phật giáo tại thành phố đã có nhiều biến chuyển. Số lượng Tăng Ni, cơ sở tự viện mới xây dựng tăng lên. Nhiều cơ sở tự viện cũng có sự thay đổi về nhân sự trụ trì, người có trách nhiệm điều hành trực tiếp trong công tác quản lý Tăng Ni và hướng dẫn tín đồ tu học tại cơ sở.
Trong thời gian đó, tình hình xã hội cũng đã có những thay đổi sâu sắc. Với tương quan duyên sinh, dù muốn hay không thì sự thay đổi đó cũng đã tác động và có ảnh hưởng đến Phật giáo, tích cực cũng có mà tiêu cực cũng không ít.
Đạo Phật không có giáo điều, không có sự máy móc và nệ cổ trong việc ứng dụng giáo lý vào đời sống thực tế, mà ngược lại, linh động theo tinh thần khế cơ khế lý. Đó là điểm mạnh, cũng đồng thời là điều khiến cho sự ứng dụng đôi khi rời xa cốt tủy của đạo Phật, có trường hợp phát huy tốt nhưng cũng lắm khi tùy tiện dẫn đến sự nhầm lẫn giữa phương tiện và mục tiêu trong Phật giáo.
Một cách khách quan, trong bối cảnh hiện tại, vị trụ trì có một vai trò hết sức quan trọng trong việc ứng dụng, triển khai và phát huy giáo lý mà Đức Phật đã dạy, những đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam được hình thành gần hai ngàn năm qua cũng như chủ trương của Giáo hội. Bởi trong thực tiễn, vị trụ trì là người có ảnh hưởng quan trọng đến mọi mặt của cơ sở tự viện nơi được bổ nhiệm, từ phong cách kiến thiết xây dựng, các sinh hoạt tín ngưỡng thường nhật, hướng dẫn thiền môn thanh quy đối với người xuất gia, giảng dạy giáo lý cho Phật tử…
Buồn chi mà ba bốn bữa...
Là Phật tử, học Phật, ta phải thực tập để chuyển hóa buồn vui một cách nhẹ nhàng
Buồn vui là biểu hiện bình thường của con người. Nhưng, là Phật tử, học Phật, ta phải thực tập để chuyển hóa buồn vui một cách nhẹ nhàng, để không bị lệ thuộc vào cảm xúc thường tình này mà đánh mất tự chủ, khiến mình lên bờ xuống ruộng, trồi sụt, phiền não ngất ngư...
Đa số, con người ta vui ít, buồn nhiều, vì đa mang, vì lòng chật hẹp nên dễ bị tác động bởi ngoại cảnh, khó tha thứ nên ôm ấp hoài, không biết cách nên cứ để cho những chuyện thị phi chi phối... Do vậy, mình tự khổ và cũng làm khổ nhiều người. Thực ra, khi mình chưa thể tự chuyển hóa nỗi buồn, niềm vui thành sự an lạc, tự tại thì mình cũng không thể giúp người khác chuyển hóa được. Ngược lại, chính mình trở thành nhân tố gây cho người khác nỗi bất an, tưới tẩm những muộn phiền trong người, góp phần tạo nên không gian đau thương cho cuộc sống.
Đừng có quá đau khổ, đừng quá buồn phiền. Lời khuyên đó chúng ta từng được nghe nhiều, nhưng sẽ là phiến diện nếu chúng ta không quán niệm (nhìn sâu) để thấy và hiểu vì sao lại không nên cất giữ, ôm khư khư nỗi buồn. Như đã nói, nếu buồn mà mình không buông, không chuyển hóa, thì trước tiên hại cho mình.
Lâu nay, chúng ta bị lý lẽ, “đó là chuyện đáng buồn” như một cách hợp thức hóa - đưa mình tới chỗ giữ lại nỗi buồn - đối với những việc cụ thể nào đó, rồi thành thói quen, dần dà quen với phản ứng trước mọi việc là nỗi buồn chực chờ xô tới, lấn át bản thân, chiếm lĩnh toàn bộ bên trong mình. Theo đó, mình nghĩ, đấy là một phản ứng hợp lý, ví dụ như, ai đó đối xử không tốt với mình trong khi mình chân thành với họ, và mình đã buồn, đã ôm ấp...
Lý do ôm ấp nỗi buồn đó là bởi vì ai cũng phản ứng như thế, kể cả mình theo thói thường trước đây, nhiều đời nhiều kiếp trước. Mình quên mất rằng, việc người khác gây cho mình buồn, có thể mình sẽ buồn, nhưng việc mình ôm nó lại, giữ đó, chính là mình đã tiếp tay cho “người ngoài”, trở thành nội gián, khiến sự tổn thương trở nên lớn hơn.
Thay vì phản ứng cất giữ nỗi buồn, duy trì phản ứng bực bội thêm dài ngày, dài tháng... thì mình có thể ngồi xuống và ngắm nhìn nỗi buồn ấy, sự việc (nguyên nhân) đưa tới tâm hành bực bội, buồn chán, thất vọng trong mình và quán niệm về con đường dẫn tới sự việc đó. Có thể, khi ấy ta sẽ phát hiện ra, lỗi không phải chỉ riêng đối tượng trực tiếp làm ta buồn, mà còn ở chỗ ta đã có sự đánh giá chưa đúng về một người nhưng đã vội trao gửi niềm tin, nên bây giờ phải bị thất vọng. Đó là sự biểu hiện đương nhiên phải thế, trong tư duy “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, đúng nhân-duyên-quả.
Cũng có thể, từ đó, ta tìm ra nguyên nhân (cũng từ mình), rằng trong ta chưa đủ bao dung, tâm mình còn dễ nổi nóng, dễ bực bội, khó chịu nên chuyện chẳng đáng là bao mà mình đã rần rần phản ứng, phản kháng, tạo ra xung đột, làm to chuyện. Tính khí này có khi là một thói quen (tập khí) khó bỏ mà ta đã huân tập dài ngày trong suốt quá trình sống ở đời này, nhưng lắm khi cũng là một sự biểu hiện được ta mang theo trong tàng thức - từ vô lượng kiếp trước đến giờ. Học Phật, khi phát hiện điều này, ta sẽ (và cần-phải-nên) nghĩ tới việc chuyển hóa tâm hành này, bằng cách phát nguyện chuyển hóa, lạy Phật để tăng thêm năng lượng từ bi mà chuyển hóa. Tất nhiên, cội rễ của nỗi buồn dễ đến và ở lại lâu này cần một lộ trình quán niệm và dũng mãnh, liên tục chuyển hóa (tinh tấn), từ bỏ - không dễ nhưng không phải là không thể.
Việc tu chính là việc mà mỗi hành giả khi gặp chuyện, tức nảy sinh vấn đề, buồn-vui chi đó đều dừng lại, bình tĩnh mà nhìn nhận sự việc cho hợp tình, hợp lý (lý ở đây có nghĩa là lý nhân-quả trong cả quá trình dài theo thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai chứ không phải chỉ là ngắn ngủi trong một vài ngày, đôi ba tháng hay thậm chí trong chỉ đời này thôi).
Thực tâm trầm tĩnh, suy nghiệm mọi việc, nhìn tới nhìn lui cho thấu đáo chính là ta không để cảm xúc đánh lừa tri giác khiến mình thấy không thật, không nhân văn trước mọi việc đang diễn ra. Từ đó, tránh nghĩ, nói và làm những điều gây tổn hại, sát thương cho người (đồng nghĩa với đau chính mình). Sự tương tức của việc làm tổn thương người là làm đau bản thân và ngược lại này chính là cái lý xuất phát từ định luật nhân quả, từ duyên sinh-diệt vô thủy vô chung nơi cõi Ta-bà này. Không có ai tồn tại độc lập mà tất cả đều có nhân-duyên biểu hiện cùng nhau, cái này có, cái kia có.
Thông thường, khi buồn ai đó, ta có xu hướng làm cho người ta đau (để thỏa nỗi buồn, để hả dạ). Với tính tương tức, nương nhau biểu hiện như đã nói thì ta cũng đang làm khổ mình. Khi đó, sự từ bi bay biến đâu mất, ta cũng không còn giữ được sự vững chãi, sáng suốt, có nghĩa trí và bi đã bị che mờ. Nhận diện chỗ này thì ta sẽ ghi lại, như một lưu ý nhỏ cho sự thực tập của mình, để rủi có gặp chuyện, ai đó sinh sự với mình hay do nhân duyên chi đó mà những điều bất như ý cứ tới liên tục, mình sẽ có thể điềm tĩnh để nhìn nhận và chuyển hóa một cách nhẹ nhàng, tràn ngập tình thương.
Thực ra, giả sử như có ai đó sống dở với mình thì có nghĩa là họ đang gieo một hạt giống không lành (nếu ta không có nợ nần chi với họ). Khi đó, ta thực tập nhìn sâu vào cái nhân họ đang gây ra đó để thấy cái quả chắc chắn sẽ tới với người đó là không hay ho gì - để thấy họ đáng thương hơn là đáng trách, tự nhiên khi ấy mình hỷ và xả liền, không còn chấp, không còn thấy đau nữa. Còn giả sử, họ có ân oán với mình đời nào kiếp trước, giờ mình may mắn biết Phật pháp, họ chưa, nên họ còn tìm mình trong nỗi hận thù, chống phá... thì mình càng thương họ hơn, càng phải thực tập sự hoan hỷ với họ, đem Phật pháp đến trao cho họ, đem tình thương và trí tuệ đối xử với họ thì nghiệp đó, nghịch duyên đó mới sớm hóa giải, người ta mới chuyển hóa được.
Tất nhiên, có những việc để thấy được cần thời gian lâu dài, để làm được vậy càng cần dài lâu hơn, có khi phải nhiều kiếp, nhưng mình là con Phật thì mình có thể thì thầm nguyện đi trên con đường đó trước Tam bảo để dù gặp chuyện chi, để dẫu có lúc quên thì vẫn còn cơ hội được nhớ mà quay trở lại và tiếp tục con đường.
Lưu Đình Long
Kêu gọi sử dụng công nghệ trong truyền bá Phật giáo
Bình luận trên được đưa ra khi hơn 1.000 đại biểu đến từ 52 quốc gia vân tập tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô nhân Diễn đàn Phật giáo Thế giới Lần thứ IV tại Linh Sơn.
Diễn đàn bắt đầu vào ngày thứ Bảy (24-10), sẽ tập trung vào việc sử dụng Internet và các phương tiện mới để truyền bá giáo lý Phật giáo.
"Theo giáo lý Phật giáo cổ xưa chúng ta biết rằng có thể sử dụng công nghệ mới nhất để truyền bá giáo lý và tinh thần của đạo Phật", thầy Tông Tính nói.
"Phật giáo cũng có thể lan truyền năng lượng tích cực trên Internet và giúp mọi người chống lại những thông tin có hại".
HT.Học Thành, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc là một trong những bậc thầy Phật giáo đầu tiên của nước này viết blog và sở hữu một tài khoản blog riêng.
Thầy đã có hơn 325.600 người theo dõi trên Sina Weibo. Những chia sẻ của Thầy cũng được trực tuyến bằng 11 ngôn ngữ.
Khoảng 1.800 nhà sư, các Phật tử và các học giả tham dự diễn đàn - sẽ cung cấp một cơ hội tốt để trao đổi ý tưởng giữa đại lục với Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cau, Jiang Jianyong - Phó giám đốc Hiệp hội Truyền thông Văn hóa Tôn giáo Trung Quốc cho biết.
"Diễn đàn cũng sẽ thể hiện đầy đủ sự quyến rũ của văn hóa truyền thống Trung Quốc và đoàn kết Phật tử khắp nơi trên thế giới trong một mục đích chung", ông nói.
Diễn đàn Phật giáo Quốc tế đầu tiên được khởi xướng bởi các Phật tử ở Hồng Kông và Ma Cau vào năm 2005. Các diễn đàn sau đó được tổ chức tại Trung Quốc vào năm 2006, 2009 và Hồng Kông vào năm 2012.
Văn Công Hưng (Theo China Daily)
Mục tiêu của giáo dục Phật giáo
Giáo dục Phật giáo hướng đến mục đích hay mục tiêu tối hậu là cứu cánh giải thoát khỏi khổ đau, là Niết-bàn. Mẫu người lý tưởng tối hậu mà giáo dục Phật giáo muốn con người vươn tới là Phật. Học tập, tu hành là để làm Phật.
I. Bàn về hạnh phúc
Mọi hoạt động có ý thức của con người đều nhằm mục đích nào đó. Đạt được mục đích thì phát sinh một cảm nhận dễ chịu, thỏa ý. Qua thực tế này, người ta bảo rằng sống hành động là nhằm mưu cầu hạnh phúc. Giáo dục cũng như mọi loại hình hoạt động tích cực khác đều hướng đến mục đích là làm cho con người vươn lên đến chỗ hoàn thiện, làm cho con người phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn và từ đó cộng đồng xã hội được cái tiến. Nói chung, giáo dục cũng có mục tiêu là hạnh phúc cho nhân loại.
Thế nhưng, hạnh phúc là gì? Thật khó có một định nghĩa rõ ràng về hạnh phúc, vì người ta không quan niệm hạnh phúc như nhau, không có tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá một hành động, một sự việc mang lại hạnh phúc ở mức độ nào, thậm chí có khi không xác định được đấy là hạnh phúc hay khổ đau.
Hạnh phúc thường được định nghĩa một cách đơn giản là sự thỏa mãn vật chất và tinh thần, thế nhưng thế nào là thỏa mãn vật chất, thỏa mãn tinh thần lại là một vấn đề khác. Có nhiều tiền bạc, có nhiều tiện nghi là hạnh phúc, hay có danh tiếng được ca ngợi là hạnh phúc, hay có con cái hiếu thuận là hạnh phúc? Thực tế thì các quan niệm về hạnh phúc đều không rõ ràng, có thể gây tranh cãi vì quá phụ thuộc vào cá tính, hoàn cảnh của mỗi người.
Phật giáo quan niệm đời là khổ. Điều này có nghĩa là Phật giáo cho rằng hạnh phúc hay giá trị tích cực là những gì làm vơi khổ, giải thoát khỏi cái khổ. Do đó, mục đích của Phật giáo, của giáo dục Phật giáo là giải thoát khỏi khổ. Tiêu chuẩn để đánh giá một hành động là mức độ giải thoát mà hành động đó mang lại. Giải thoát có nhiều cấp độ như giải thoát khỏi cái đói, cái nghèo, sự áp bức…cho đến sự giải thoát tối hậu là Niết-bàn.
II. Mục tiêu của giáo dục Phật giáo
Lịch sử đã ghi nhận biết bao nền văn minh đã sụp đổ vì những mục tiêu sai lạc trong phương hướng phát triển. Chiến tranh, nghèo đó, suy thoái đạo đức, cạn kiệt môi trường sống… là kết quả của những sai lạc ấy. Giáo dục phải chia sẻ trách nhiệm với xã hội trước những hậu quả gây khổ đau như vậy.
Gần đây, người ta thường bảo mục tiêu cụ thể và trước mắt của giáo dục là đào tạo những con người mới, những con người toàn diện với những tiêu chuẩn mang tính khoa học và đạo đức hiện đại, những con người phù hợp với xã hội mới và có khả năng làm cho xã hội mới phát triển. Mặt khác, giáo dục phải đào tạo những con người thuần túy chuyên môn theo sự phân công của xã hội. Một bên là những con người gần như siêu nhân, một bên là những con người gần như là người máy. Trong khi đó không có gì bảo đảm là xã hội đang phát triển theo chiều hướng đúng đắn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng con người thời nay không hạnh phúc hơn con người thời xưa nếu chúng ta không cho rằng nhiều tiện nghi vật chất là cốt lõi của hạnh phúc. Và nếu thế thì mẫu người mới của xã hội mới cũng chỉ là phản ảnh của một quan điểm nhất thời.
Giáo dục Phật giáo hướng đến mục đích hay mục tiêu tối hậu là cứu cánh giải thoát khỏi khổ đau, là Niết-bàn. Mẫu người lý tưởng tối hậu mà giáo dục Phật giáo muốn con người vươn tới là Phật. Học tập, tu hành là để làm Phật. Kế đến, con người lý tưởng mà giáo dục Phật giáo cần lấy khuôn mẫu để đào tạo là chư Bồ-tát, chư Thánh tăng đã chứng đạo, chư Tổ sư mà trình độ giải thoát đã được ghi nhận.
Chư Phật và chư Thánh giả nói trên là những mẫu người lý tưởng của Phật giáo và mục tiêu của giáo dục Phật giáo là đào tạo những con người có khả năng học tập và phát triển tâm linh cao để đạt đến trình độ giải thoát như những mẫu người lý tưởng ấy. Mặt khác, mục tiêu phải được hiểu là những điểm cuối của những chặng đường mà các đối tượng của giáo dục (người học) phải đạt đến trên con đường dài có nhiều chặng cần phải vượt qua để đạt được lý tưởng tối hậu. Do đó, giáo dục tùy hoàn cảnh tùy trình độ từng cá nhân mà phải có những mục tiêu trước mắt khác nhau. Đấy là những mẫu người chủ yếu là những Tăng Ni tài đức có khả năng tu tập, chứng đạt một trình độ tâm linh cao cả va có khả năng giảng dạy, hướng dẫn các Tăng Ni khác và các cư sĩ Phật tử trong sinh hoạt hàng ngày, tạo một xã hội khang lạc, vui tươi.
Phật giáo tuyên bố đời là khổ nên mọi hoạt động của Phật giáo, đặc biệt là giáo dục Phật giáo, đều lấy cuộc đời làm đối tượng, lấy những con người đang sống trong tập thể xã hội làm đối tượng. Cho nên, mẫu người đào tạo của Phật giáo trong mọi thời đại chính là những con người thâm hiểu và mang ý nguyện tu tập theo giáo lý của Đức Phật, đồng thời người ấy lại phải thích nghi với xã hội, với những kiến thức kỹ năng hiện đại.
III. Nhận xét về “con người toàn diện”
Như đã nói trước kia, “con người toàn diện”hình như chỉ là khẩu hiệu về mục tiêu đào tạo của giáo dục. “Con người toàn diện”trong ý nghĩa chung chung là con người được đào tạo về đủ mọi phương diện: đức, trí, thể, mỹ, lao. Năm phương diện này tạo thành nội dung giáo dục mà hơn một thế kỷ qua, các học đường thường đặt thành những mục tiêu để hướng đến. Tất nhiên, trên thực tế, đây chỉ là một mẫu người khá thích nghi với sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, người ta còn nói đến “con người toàn diện”, đỉnh cao của con người toàn diện, xuất sắc về mọi phương diện. Dĩ nhiên, đây chỉ là một ước mơ của giáo dục khó có thể thực hiện khi mà các ngành khoa học, kỹ thuật phát triển lớn mạnh, đa dạng và chuyên sâu. Sự phát triển này đòi hỏi mẫu người chuyên môn và khiến một con người, với một tài năng có giới hạn,chỉ có thể chuyên môn về một ngành học nào đó mà thôi.
Con người toàn diện, theo Phật giáo, phải được hiểu là con người được giáo dục đào tạo và tự đào tạođể đúng là con người tự bảnthân có hạnh phúc thật sự và có khả năng tạo hạnh phúc cho người khác.
Do đó giáo dục Phật giáo phải nhằm tới đối tượng là con người đúng như con người vói hai phương diện: con người tự thân và con người xã hội. Đó là con người với nhân cách người có khả năng giải thoát tự thân để vượt qua những ràng buộc, những khổ đau, và con người trong những mối liên hệ với tự nhiên và xã hội, trong thế giới duyên sinh, vô thường, khổ, không, vô ngã. Đó là ý nghĩa của con người toàn diện trong giáo dục Phật giáo.
III. Kết luận – mục tiêu giáo dục là một sự chuyển hóa
Kinh điển Phật giáo thường dùng từ giáo hóa để thay cho giáo dục. Giáo hóa là từ Hán-Việt đươc dịch từ từ “paripae” trong Phạn ngữ. Các sớ luận thường giảng rằng ‘giáo’ là lấy thiện pháp mà dạy người ta, ‘hóa’ là làm cho người ta xa rời ác pháp. Kinh dạy: “Chuyển pháp luân vô thượng mà giáo hóa chư Bồ-tát, giáo hóa, an lập vô số chúng sinh, khiến họ an trú vào đạo vô thượng, chuyển ác thành thiện, chuyển phàm hóa thánh”. Rải rác trong các kinh Đại bổn của Trường A Hàm, Tăng Nhất A Hàm quyển 1, Pháp hoa quyển 4…, ta còn thấy các từ thay cho từ giáo dục như khai hóa, nhiếp hóa, khuyến hóa, thí hóa.
Trong những từ trên, chữ ‘hóa’ là chữ trọng tâm. Nó có nghĩa là biến đổi, làm cho trở thành, hóa thành. Mục tiêu của giáo dục, như đã được từ ‘hóa’ gợi lên, là làm cho biến chuyển; trở thành, chuyển hóa như thành ngữ “chuyển phàm hóa thánh”. Đôi khi, từ ‘hóa’ còn chỉ cho việc tạo ra sự nhảy vọt, sự đột chuyển (paravriti) như một số kinh, luận chủ trương và được thiền học triển khai. Sự đột chuyển này gọi là “đốn ngộ”.
Như vậy, mục tiêu của giáo dục Phật giáo bao giờ cũng là một sự chuyển hóa dù hàm ý tiệm tiến hay chớp nhoáng. Và, trong một chuỗi mục tiêu liên tục áp dụng vào đối tượng giáo dục, giáo dục Phật giáo luôn luôn sinh động, tràn trề sức sống và đầy hiệu năng.
Đời vô thường
Chàng đi dạo ngắm hoa, lòng chàng lắng lại. Chàng cân nhắc phải, trái, và chàng lại vào chùa. Trước thầy, chàng vòng tay thưa: “Xin thầy, con tầm đạo”. Thầy phất nhẹ tay áo, thầy chỉ ghế: “Mời ngồi”. Bấy giờ, thầy thật vui: “Cần gì con cứ hỏi”. “Thưa thầy, con muốn nói, con tìm đạo tu thân”. Thầy mở lời, ân cần: “Đúng, tu thân, trước hết. Sinh, già, bệnh và chết, đời mở ra rồi chấm hết, thấy có đó rồi không”. Chàng trai nghe nhẹ lòng, lời thầy như tim đập… Thầy bây giờ rất khác hồi nãy chàng vào chùa. Thầy bây giờ như một người-trong-mơ mà chàng hằng tưởng nghĩ. Chuyện hồi nãy thành quá khứ, nếu còn nhớ chăng thì càng hiểu hai chữ vô thường. Có thể Vô thường là Bất thường. Có thể Vô thường là Phi thường. Nhưng… người Bất thường là người điên, người Phi thường là người Anh hùng. Có đó rồi thành không. Thấy đó rồi mất đó. Tất cả đều Không thường. Nếu chuyện gì cũng thường định thì làm sao có hai câu thơ: “Trời không chớp biển với mưa nguồn/ Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn" (*). Ca dao nói chuyện bình thường, không giải quyết được gì: “Đêm qua chớp biển mưa nguồn/ Hỏi người quân tử có buồn hay không?”. Không phải câu hỏi nào cũng có câu trả lời… cho nên tầm sư học đạo là để tu thân! Chàng trai bâng khuâng nhìn khói trầm bay trên bàn Phật. Chàng nhìn nhà sư và chớp mắt, chàng đứng dậy thi lễ cảm ơn thầy. Thầy khoát tay, “Không có chi”. Chàng trai đi. Ra trước cửa chùa ngó nắng. Cảnh chùa lẵng lặng, vài cánh bướm vờn hoa. Chàng ngộ. Nhà sư cũng đứng dậy đi giật một hồi chuông, tiếng chuông rơi tơi tả trên lá trên hoa… __________________
Thầy còn nói nhiều câu… đau điếng, và chàng trai đi ra…
Ảnh Đẹp
MP3 Nghe Nhiều
Tin Mới
Tin Đọc Nhiều
Suy Niệm Lời Phật Dạy
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)
Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness
Tâm tế vi, khó thấy,
Vun vút theo dục trần,
Người trí phòng hộ tâm,
Phòng tâm thì an lạc.
(PC 36)
Kẻ đam mê ái dục,
Say đắm theo lục trần,
Tuy mong cầu an lạc,
Sanh tử vẫn hoại thân.
(PC 341)
Chiến thắng gây thù hận,
Thất bại chuốc khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau
(PC 201)